Bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do nhóm tác nhân enterovirus gây ra. Vi rút gây bệnh chủ yếu bao gồm enterovirus 71 (EV71) và coxsackievirus. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa vào các thông tin liên quan đến dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
Biểu hiện và biến chứng của bệnh Tay chân miệng (TCM)
Những trẻ mắc bệnh tay chân miệng có các biểu hiện đặc trưng với những tổn thương dạng bọng nước ở niêm mạc miệng, da lòng bàn tay và lòng bàn chân, đầu gối hai bên và mông.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Viêm não màng não, phù phổi cấp và viêm cơ tim gây suy tuần hoàn và hô hấp cấp tính. Những biến chứng này là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng nếu không được chữa trị kịp thời.
Cần làm gì để bảo vệ trẻ khi có dịch TCM
1. Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. Vệ sinh phòng, các đồ dùng, đồ chơi của trẻ mỗi ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
3. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
4. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Và đồng thời thông báo cho Cô giáo ở lớp biết chẩn đoán của bác sỹ về bệnh của trẻ, tăng cường các biện pháp phòng dịch tại trường.
5. Trẻ bị bệnh Tay chân miệng, gia đình cần giữ trẻ ở nhà sau 10 ngày