Trẻ con thích những con thú cưng có bộ lông mềm mại, thích vuốt ve và cưng nựng chúng. Nhưng để cả thú cưng và con bạn được an toàn, thì bạn cần hướng dẫn con cách chơi, cách vuốt ve và chăm sóc thú cưng thích hợp. Dưới đây là một số điều mà bạn nên dặn con đừng làm với thú cưng.
Không làm phiền khi vật nuoi đang ăn hoặc ngủ. Vật nuôi có thể sễ bị giật mình khi ngủ hoặc đang cắm đầu vào bát thức ăn. Ngoài ra, một số vật nuôi phàm ăn sẽ rất hung giữ để bảo vệ đồ ăn của mình. Hãy luôn dặn con trẻ để yên cho vật nuôi khi chúng đang ăn hoặc ngủ.
Không kéo tai, đuôi hoặc râu của vật nuôi. Trẻ cần được dạy cách vuốt ve động vật đúng cách, hãy dặn con vuốt ve nhẹ nhàng chứ không phải đụng chạm thô bạo. Trẻ nhỏ thích túm và kéo, đặc biệt là trẻ đang tập đứng và đi, có thói quen túm lấy đuôi hoặc kéo lông của những con chó để đứng lên.
Không trêu chọc hoặc làm tổn thương thú cưng. Khi chơi với thú cưng, hãy dạy con tránh trêu chọc, chẳng hạn như cầm một món đồ chơi dụ thú cưng nhưng mãi không cho nó đụng vào.
Việc mãi không thể chạm vào món đồ chơi, sẽ khiến con vật bực bội và cảm xúc dâng cao có thể trở thành hung dữ tấn công trẻ.
Đừng dồn thú cưng vào góc nhà – Hãy dặn con bạn đừng bao giờ dồn thú cưng vào 1 góc, hoặc đuổi chúng vào gầm bàn, gầm giường hay nhốt vào căn phòng nhỏ. Một con vật khi bị dồn vào chân tường có thể sẽ sợ hãi và quay sang tấn công trẻ để tự bảo vệ mình. Nếu thú cưng đang cố gắng rời đi, hãy dặn con cứ để nó đi.
Trong suốt quá trình tương tác giữa trẻ và thú cung, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chẳng hạn đứa trẻ vô tình vấp vào con chó đang ngủ, hay trẻ túm và kéo đuôi 1 con mèo bị nó quay ra cào vào tay. Vậy nên hãy luôn giám sát con bạn và thú cưng khi cả 2 ở cùng nhau, và can thiệp nếu cần thiết. Đừng lo, việc giám sát này sẽ kết thúc sớm thôi, khi cả 2 đã trở thành bạn thân thiết.