Không biết các gia đình khác thế nào, chứ mình là chưa từng dùng phấn rôm cho con lần nào cả. Và vừa rồi nghe thông báo này của Johnson & Johnson thì mình thấy thật là may mắn. Ngày 11/8, Johnson & Johnson cho biết sẽ ngừng bán phấn rôm trẻ em chứa bột talc trên toàn cầu vào năm 2023.
Tuyên bố trên được Johnson & Johnson đưa ra hơn hai năm sau khi hãng này kết thúc việc bán sản phẩm phấn rôm trẻ em với hàng nghìn vụ kiện về độ an toàn của người tiêu dùng tại Mỹ.
Vào năm 2020, Johnson & Johnson thông báo rằng họ sẽ ngừng bán phấn rôm Baby Powder của mình tại Mỹ và Canada vì nhu cầu đã giảm sau cái mà họ gọi là “thông tin sai lệch” về độ an toàn của sản phẩm trong bối cảnh hàng loạt vụ kiện pháp lý. Công ty phải đối mặt với khoảng 38.000 vụ kiện từ người tiêu dùng, theo đó tố cáo các sản phẩm phấn rôm trẻ em có chứa bột talc của hãng này gây ung thư do nhiễm amiăng, một chất được biết đến là gây ung thư.
Johnson & Johnson đã phủ nhận những cáo buộc và khẳng định, các thử nghiệm khoa học và phê duyệt theo quy định trong nhiều thập kỷ qua cho thấy, bột talc trong phấn rôm trẻ em của hãng này an toàn và không chứa amiăng. Hôm 11/8, Johnson & Johnson đã nhắc lại khẳng định này khi thông báo ngừng bán sản phẩm.
Lý do mình không dùng phấn rôm cho con
Theo kinh nghiệm rỉ tai nhau của những bà mẹ, thì phấn rôm dùng khi con bị rôm sảy sẽ hay dùng bột này thoa lên vùng rôm sảy nhằm mục đích thấm hút hết mồ hôi bám trên bề mặt da, giúp da khô thoáng.
Ngoài ra, một số bà mẹ còn dùng phấn rôm để xoa lên các vùng có nếp gấp như: Cổ, bẹn, nách cho trẻ nhằm tránh hăm ướt.
2 thành phần chính trong phấn rôm là bột talc và cornstarch, ngoài ra còn có muối canxi, muối kẽm, chất béo và chất tạo mùi thơm. Dưới đây là những lý do mà mình đã không dùng phấn rôm cho con, sau những nghiên cứu và các vụ việc thực tế trên thế giới.
Bột talc có thể gây nguy hại khi vô ý nuốt vào hoặc hít phải. Mối nguy thường gây ra bởi talc do trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm vì sử dụng thường xuyên không đúng cách hoặc khi trẻ nghịch phá. Hàng năm đã có rất nhiều trẻ sơ sinh chết hoặc bị bệnh đường hô hấp nghiêm trọng sau khi hít phải ngẫu nhiên bột phấn rôm, vì talc không tan trong nước và không bị phân huỷ bởi vi khuẩn, khi tích tụ trong phổi sẽ làm tắc nghẽn đường thở của trẻ ở nhiều mức độ.
Hiện nay, dù chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động gây ung thư buồng trứng của phấn rôm nhưng các nhà khoa học vẫn lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ nên thận trọng, tốt nhất là không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của các bé gái.
Vậy nên mình đã sử dụng kem hăm Sudocrem để thay thế cho phấn rôm khi bé bị rôm sảy hoặc để chống hăm các vùng bẹn, nách cho bé. Nhưng lưu ý là chỉ nên bôi 1 lớp rất mỏng lên da bé mà thôi. Về sản phẩm kem hăm Sudocrem mà nhà mình vẫn dùng lâu nay, mình đã có clip review ở bên dưới, các bố mẹ có thể tham khảo nhé.
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.