Biểu hiện đói của trẻ sơ sinh đều được bắt đầu từ một trạng thái chuyển tiếp. Đó là thức dậy, rồi cảnh báo tĩnh (Quiet Alert) rồi cuối cùng là những cảnh báo mang tính tích cực như la hét hay khóc. Khi các mẹ phát hiện được những biểu hiện đói đầu tiên của em bé, việc cho bé ăn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, nếu các bé được ăn khi có những cảnh báo tĩnh, các bé sẽ phát triển được tính kiện nhẫn hơn một chút.
1. Trạng thái cảnh báo tĩnh có biểu hiện như thế nào?
Trạng thái cảnh báo tĩnh có thể được nhận biết khi các em bé bắt đầu mở miệng, quay sang một bên, di chuyển cằm, miệng và mũi. Các em bé có thể đưa tay lên miệng hoặc mút ngón tay. Bé cũng có thể chuyện động môi và lè lưỡi. Đây là thời điểm thích hợp để các bé bú hoặc uống sữa. Nếu mẹ bỏ qua mất trạng thái này, bé sẽ chuyển sang giai đoạn quấy khóc để phát ra tín hiệu cho bạn rằng bé muốn ăn. Nhưng nếu để việc quấy khóc diễn ra quá lâu, các bé sẽ có thể bị kích động và không bú (quay lưng lại với vú mẹ và bình sữa).
2. Tại sao trẻ sơ sinh khóc lâu lại không muốn bú?
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trẻ khóc quá lâu sẽ bị kích động, gương mặt sẽ đỏ lên và có những chuyển động cơ thể nhiều hơn vì khó chịu. Trẻ nhỏ khóc sẽ tiêu tốn nhiều calo và khiến chúng mệt mỏi rất nhanh. Nếu bé khóc quá lâu, bé sẽ có thể thiếp đi vì kiệt sức và điều đó khiến các bé không còn muốn ăn sữa nữa.
Làm thế nào để có nhiều sữa cho bé bú, hãy tham khảo clip của mẹ Jay ở bên dưới.
3. Làm thế nào khi trẻ sơ sinh không muốn bú?
Nếu bạn bỏ qua dấu hiệu đói đầu tiên của trẻ sơ sinh, hãy làm trẻ bình tĩnh trở lại trước khi cho bú bằng cách ôm ấp trẻ, da kề da và nói chuyện nhẹ nhàng với các bé. Sự an ủi và cho ăn theo nhu cầu là điều tốt nhất với các bé sơ sinh. Điều quan trọng nhất là với một em bé dưới 6 tháng tuổi không nên khóc trong một thời gian dài, vì vậy, mọi người xung quanh hãy nên thay nhau thức để chú ý tới bé để giúp các bé có quãng thời gian đầu đời thoải mái nhất.