Home > Em Bé > Chăm Sóc Trẻ > Vỗ ợ hơi cho bé đúng cách để không nôn trớ

Vỗ ợ hơi cho bé đúng cách để không nôn trớ

3 cách vỗ ợ hơi hiệu quả

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh giúp đẩy luồng khí bị nén lại trong quá trình mút sữa mẹ hay sữa bình ra ngoài. Nhờ đó bé mới cảm thấy thoải mái, dễ chịu và phòng tránh được hiện tượng nôn trớ ngay sau khi ăn. Bài viết này sẽ giúp bạn vỗ ợ hơi cho bé đúng cách.

Tại sao cần vỗ ợ hơi cho trẻ

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nên khi trẻ bú không đúng cách, để trẻ bú quá nhanh hoặc khi trẻ quấy khóc nhiều sẽ khiến không khí từ ngoài xâm nhập vào cơ thể bé. Khi dạ dày nhỏ của bé chứa đồng thời cả sữa và khí sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, trẻ bỏ bú do có cảm giác no. Vì vậy, bạn cần thực hiện động tác vỗ lưng cho trẻ để cho khí trong dạ dày của bé thoát ra ngoài.

Lợi ích của vỗ ợ hơi cho trẻ

Làm thao tác này cho trẻ ngay sau khi bú xong mang lại những lợi ích sau:

  • Cho trẻ ợ hơi qua đường miệng là cách đơn giản và nhanh chóng nhất giúp loại bỏ những bong bóng khí thừa bên trong dạ dày trẻ ra ngoài.
  • Trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu là bú bình, con sẽ tiếp tục ăn và bú được nhiều hơn.
  • Phòng tránh cho con bị ọc sữa và nôn trớ sau bữa ăn cũng như trong giấc ngủ.

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ hiệu quả nhất

Trước khi vỗ ợ hơi cho trẻ thì bố mẹ cần chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch để lau sữa bé ợ ra. Có nhiều cách để giúp bé tống khí thừa ra ngoài bằng đường miệng. Các bố mẹ hãy tham khảo và tìm cách phù hợp nhất với con mình.

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Cách 1:
Trước tiên, bế trẻ trên vai để phần đầu tựa vào vai cha mẹ. Một tay mẹ đỡ mông trẻ, tay còn lại nhẹ nhàng vỗ lưng. Mẹ nên làm với cường độ vừa phải để tạo lực đẩy bong bóng khí trong dạ dày trẻ nhanh chóng thoát ra ngoài. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn lên vai phòng trường hợp bé có thể trớ sữa nên người mẹ.

Cách 2:
Cho bé ngồi thẳng trên đùi cha hoặc mẹ. Một tay ôm vòng quanh ngực, tay còn lại vỗ nhẹ phần lưng trong khoảng 15 giây, tạm dừng 15 giây rồi tiếp tụp khum tay vỗ nhẹ lưng trẻ. Thao tác vỗ ợ hơi sẽ kích thích không khí trong cơ thể trẻ lưu thông nhanh hơn. Cần lưu ý tư thế này chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh đã biết ngồi.

Cách 3:
Cho bé nằm sấp trên cánh tay mẹ, chú ý để đầu bé cao hơn ngực. Tay còn lại xoa nhẹ lưng bé theo hình vòng tròn. Nếu tay mẹ yếu, có thể ngồi trên ghế và cho bé nằm sấp trên đùi, đầu bé đặt ở một chân, bụng bé đặt ở chân còn lại, phần đầu cao hơn phần bụng. Tay xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm tay vỗ lưng từ dưới lên trên.

Lưu ý

Cần đảm bảo tư thế bế bé để vỗ ợ hơi sao cho thuận tiện. Đầu và cổ con luôn được nâng đỡ để bé luôn được an toàn.

Với các bé bú bình, mẹ nên vỗ ợ hơi giữa bữa ăn và sau bữa ăn. Thời gian vỗ ợ hơi với trẻ sẽ lâu hơn so với bé bú sữa mẹ.

Khi vỗ ợ hơi cho bé, mẹ cần khum tay vào và vỗ sao cho tạo ra tiếng nghe như “bồm bộp”. Khi khí được đẩy ra ngoài, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé ợ hoặc thậm chí còn một chút cặn sữa trào ra. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Tránh ép trẻ ợ hơi nếu thấy trẻ có vẻ dễ chịu sau khi bú. Nếu con bạn đang ngủ yên sau khi bú và không có dấu hiệu nào khó chịu vì đầy hơi, bạn có thể cứ để cho bé ngủ.

Bình luận

xnxx indian