Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đối với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, việc hút và cất trữ sữa không còn xa lạ. Nhưng cần phải đảm bảo rằng bạn đang làm theo phương pháp bảo quản sửa mẹ đúng cách để duy trì chất lượng sữa và ngăn ngừa sữa nhiễm khuẩn. Nếu sữa mẹ không được bảo quản đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Vì vậy hãy đọc bài viết này để biết những sai lầm không nên có trong việc bảo quản sữa mẹ.
1. Sử dụng chai lọ có thể bị nhiễm khuẩn
Chỉ được sử dụng bình sữa, bình thủy tinh và túi đựng sữa mẹ không có BPA, những loại được thiết kế chuyên dụng dành cho sữa mẹ. Ngoài ra cần đảm bảo các lọ đựng luôn sạch sẽ. Nếu chúng bị ướt hoặc bẩn thì sữa sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, hãy rửa bình sữa đúng cách trong nước ấm pha xà phòng sau mỗi lần sử dụng và lau khô để ở nơi sạch sẽ. Bảo quản những bình sữa này ở khu vực khô ráo, ít bụi, tránh côn trùng xâm nhập. Đảm bảo rằng bạn tráng bình sạch một lần nữa trong nước nóng ngay trước khi đổ sữa vào đó. Các mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng bình sữa để thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn.
2. Lưu trữ sữa mẹ quá lâu
Điều kỳ diệu của sữa mẹ là nó thay đổi liên tục để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Vì vậy nếu bạn trữ đông sữa mẹ quá lâu và sau đó mới cho bé ăn, thì lúc đấy sữa có thể sẽ không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé ở thời điểm đó nữa. Như vậy thì mục đích nuôi con bằng sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sẽ không còn nữa.
3. Sữa trữ đông quá lâu
Khi sữa mẹ được hút ra và cất giữ trong tủ lạnh thì sẽ vẫn tốt trong 8 ngày. Nhưng để cất sữa mẹ càng lâu thì lượng Vitmain C trong sữa mẹ sẽ càng giảm. Vậy nên tốt nhất là hãy cho bé ăn sữa mẹ hút ra càng sớm càng tốt.
Khi cất giữ sữa thì cần ghi thời gian sữa được hút ra lên các túi để tiện theo dõi. Khi cất thì sắp xếp theo thứ tự, sao cho khi sử dụng thì bạn sẽ lấy sữa cũ nhất ra trước.
4. Rót sữa đầy túi trữ đông
Chất lỏng thưởng nở ra khi được đông lạnh. Vì vậy, hãy tránh đổ đầy túi trữ đông sữa mẹ vì chúng có thể bị bục sau khi đông lạnh. Và chỉ được sử dụng túi trữ đông được thiết kế riêng cho sữa mẹ, không chứa BPA.
5. Cất sữa mẹ chung với đồ tươi sống
Khi cất sữa mẹ vào tủ đông hãy đảm bảo chúng được cách xa các loại thực phẩm khác, và những cạnh sắc trong tủ lạnh. Vì nếu các túi sữa bị rách, thủng sẽ khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Nên cho các túi sữa vào 1 hộp riêng đủ lớn và cất vào tủ đông.
6. Sử dụng sữa còn thừa
Nếu bé bú không hết sữa mẹ hút ra thì không nên cất lại vào tủ lạnh hoặc tủ đông. Hãy bỏ nó đi, hoặc có thể để rửa mặt, tắm. Đừng cố cất giữ lại phần sữa thừa này vì rất dễ bị nhiễm khuẩn.
7. Trộn sữa mới với sữa đông lạnh
Đừng bao giờ trộn sữa mẹ mới vắt với sữa đã đông lạnh. Làm như vậy, kết cấu của sữa mẹ sẽ bị phá vỡ, làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng của sữa mẹ.
Khi dồn chung sữa vừa hút vào sữa đang trữ vào cùng một túi, các mẹ nên chọn túi sữa nào được hút cùng một ngày và lưu ý làm lạnh sữa mới hút, trước khi dồn chung để chênh lệch nhiệt độ không quá cao.
8. Mỗi túi trữ sữa nhiều hơn 1 cữ ăn
Chỉ nên rót đủ lượng bé ăn 1 bữa vào 1 túi để cất trữ. Vì như vậy khi rã đông sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Bé ăn không hết thì cũng không bỏ đi quá nhiều.
9. Rã đông sữa mẹ không đúng cách
Đừng cố hâm nóng hoặc cho vào lò vi sóng để rã đông sữa mẹ ngay lập tức. Đun nóng nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến các kháng thể trong sữa mẹ. Cách đúng để rã đông sữa mẹ đông lạnh là đặt nó vào một bát nước ấm hoặc dưới vòi nước ấm để rã đông nhẹ nhàng. Hãy chuyển sữa đông từ ngăn đá sang ngăn mát vào tối hôm trước để có thể sử dụng vào ngày hôm sau. Đợi đến khi sữa đã chuyển sang dạng lỏng hoàn toàn, hãy lắc nhẹ để lớp sữa béo bên trên hòa quyện với lớp sữa trong.
Cách hâm sữa đúng, mình đã chia sẻ ở clip này.
Sữa mẹ rất quan trọng đối với dinh dưỡng hợp lý và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn tuân theo những nguyên tắc này và bảo quản đúng cách để giúp bé yêu được hưởng trọn nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ nhé.