Home > Em Bé > Chăm Sóc Trẻ > Tiềm ẩn nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ do rửa mũi không đúng cách

Tiềm ẩn nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ do rửa mũi không đúng cách

Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, nhiều bậc phụ huynh không ngần ngại rửa mũi cho trẻ bằng đủ cách khác nhau mà chưa thực sự hiểu rõ phương pháp rửa nào là đúng, dẫn tới hậu quả không tốt đối với trẻ. Điển hình là biến chứng viêm tai giữa thường bị bỏ qua.

Trẻ em có nguy cơ bị viêm tai giữa rất cao

Viêm tai giữa ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa với nhiều thể lâm sàng diễn tiến theo thời gian, triệu chứng, căn nguyên và dấu hiệu thực thể như viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa thanh dịch (viêm màng nhĩ đóng kín) và viêm tai giữa mạn tính.

Căn nguyên viêm tai giữa ở trẻ thường do trẻ có hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, viêm họng, viêm amidan… hoặc do cha mẹ rửa cho trẻ sai cách sẽ thúc đẩy tình trạng viêm tai giữa xảy ra.

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tai giữa

Trẻ bị viêm tai giữa không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ sốt, quấy khóc, lười ăn, nôn ói, tiêu chảy, chảy dịch ống tai… và dẫn tới biến chứng nặng nề hơn như: thủng màng nhĩ, viêm chảy mủ mạn tính, giảm hoặc mất thính lực hoàn toàn…

Nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ do rửa mũi sai cách

Thấy trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, nhiều bậc phụ huynh vội vàng rửa mũi cho con trong khi chưa nắm rõ được thao tác thực hành rửa mũi sao cho đúng. Đây là sai lầm phổ biến do các bậc cha mẹ thường chỉ quan tâm tới cách sử dụng, giá thành, thương hiệu, mẫu mã hay mua theo số đông mà không để ý tới việc tìm hiểu kỹ càng về dụng cụ rửa mũi, dung dịch rửa mũi đó có phù hợp với trẻ hay không?

Trẻ có nguy cơ bị viêm tai giữa khi:

Áp lực dòng chảy của dụng cụ rửa mũi quá nhẹ hoặc quá lớn, khó kiểm soát ổn định

Áp lực xịt mũi quá mạnh sẽ đẩy dịch từ mũi lên tai, đồng thời gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh còn có nguy cơ bị sặc vào phổi. Chưa kể đến việc áp lực dòng chảy lớn sẽ rửa trôi qua nhanh hơn, không kịp lưu lại mũi để làm loãng dịch nhầy nên làm sạch không hiệu quả. Áp lực xịt mũi nhẹ của một số loại bình rửa mũi cổ điển, bóng bóp tay… do dùng trọng lực (nghiêng đầu cho nước chảy) và lực bóp tay để kiểm soát dòng chảy rất khó sử dụng và khó kiểm soát ổn định được áp lực dòng chảy.

Kích thước các “hạt” dung dịch do dụng cụ rửa mũi tạo ra không phù hợp

Áp lực được tạo ra bởi dụng cụ rửa mũi dù lớn cũng không thể đẩy dung dịch rửa mũi vào sâu bên trong mũi.

Phần trên và sau hốc mũi là nơi đọng dịch nhầy nhiều nhất, chỉ có các hạt có kích thước dưới 20 micromet mới tiếp cận được nhưng trên thực tế hầu hết các dụng cụ rửa mũi dù áp lực lớn tới đâu cũng chỉ tạo ra các hạt dung dịch có kích cỡ lớn 50 micromet nên chỉ tiếp xúc được một phần của khoang mũi và không loại trừ nguy cơ khiến trẻ tổn thương niêm mạc mũi, viêm tai giữa do dịch tràn lên vòi nhĩ.

Vậy nên, lựa chọn dụng cụ rửa mũi thích hợp cho trẻ phải đảm bảo áp lực dòng vừa phải và kiểm soát ổn định; khả năng tạo hạt dung dịch kích thước siêu nhỏ để len lỏi được vào sâu bên trong mũi; có đầu xịt chuyên dụng an toàn và dễ dàng thao tác.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết ở trẻ
trẻ bị đái dầm
Trẻ bị đái dầm và cách điều trị
4 viec tre can phai hoc
Trẻ em ở độ tuổi 5-15, nhất định phải học được 4 điều này

Bình luận

xnxx indian