Dưới đây là 4 bí quyết để cha mẹ và nhà trường có thể thực hiện phương pháp giáo dục Yokomine một cách tốt nhất
Bí mật thứ 1: Làm việc, luyện tập theo cơ chế “20 phút mỗi ngày”
Nói dễ hiểu hơn là đây là một bài tập giúp trẻ rèn luyện cho mình hình thành một thói quen. Theo tự nhiên trẻ sẽ phát triển mà không cần phải nỗ lực gì cả.
Bí mật thứ 2: Tạo ra không khí thoải mái, dễ chịu giữa bố mẹ và con cái khi ở nhà
Thay vì bực bội, uốn nắn, dạy bảo trẻ theo ý muốn của bản thân, bố mẹ cần thay đổi suy nghĩ, để con phát triển tự nhiên, tận hưởng những giây phút vui đùa, thoải mái với trẻ, trẻ sẽ lớn lên dưới sự yêu thương một cách tự nhiên của bố mẹ, mà không cần phải gò bó, ép khuôn kìm hãm tính cách.
Bí mật thứ 3: Lắng nghe, học hỏi từ cái cơ bản nhất trong việc nuôi dạy con cái
Dù là đang làm việc nhà hay ngồi trong xe, bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng cần để đầu óc được thư giãn, có thể nghe nhạc để tìm kiếm những ý tưởng để dạy con. Không phải lúc nào mọi cái trong sách vở cũng đều tốt cho trẻ. Mỗi trẻ là một cá thể khác nhau, việc tiếp xúc với trẻ hàng ngày sẽ biết được điều gì là cần thiết.
Bí mật thứ 4: Sử dụng tài liệu có thể thực hành “đọc, viết và tính toán”
Trong phương pháp giáo dục Yokomine, nhà trường sẽ biên soạn ra những giáo án riêng rất sinh động phù hợp với từng độ tuổi để kích thích não bộ trẻ phát triển tốt nhất.
Yokomine chính là phương pháp tập trung vào khả năng tự học
Trong phương pháp này, phải có sự kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường, có như thế hiệu quả đem đến cho trẻ sẽ đạt cao nhất. Mỗi đứa trẻ sẽ được học tập và phát huy hết sức mạnh của 3 nhóm năng lực: khả năng học tập, sức mạnh của ý chí, sức mạnh thể chất.
Sức mạnh của học tập
Theo phương pháp giáo dục Yokomine, việc đầu tiên mỗi đứa trẻ cần phải nắm vững được những kỹ năng cơ bản của việc học như: đọc, viết, tính toán. Ở Nhật, tiểu học bắt đầu từ năm 6 tuổi và trước đó mọi đứa trẻ đi học mẫu giáo đều phải biết các mặt chữ và tính toán cơ bản. Trẻ đã đọc từ 2.000 trang sách trở lên, viết tin nhắn hàng ngày cho cha mẹ, và có khả năng chơi đàn organ bằng tai…
Sức mạnh của ý chí
Phải để trẻ có được một động lực để cố gắng, phải có sự ganh đua, tò mò là những điều rất quan trọng. Những đứa trẻ này sẽ được học và chơi theo nhóm, trong một tập thể, được giáo dục và nuôi dưỡng với một “trái tim quyết đoán mạnh mẽ”, “khả năng phán xét và đánh giá xung quanh”.
Trong một lớp học, tất cả mọi đứa trẻ đều được dạy dỗ theo hướng “đừng bao giờ bỏ cuộc”, “cố gắng hết mức có thể”, tâm trí lúc nào cũng phải mạnh mẽ để đạt được mục tiêu.
Ông Yokomine đã nói rằng: “Không có một đứa trẻ nào là không thể làm được, tất cả đều cần phải có thời gian và sự nỗ lực rất nhiều“.
Qua những cố gắng của từng trẻ, giáo viên sẽ quan sát và ghi chép lại cẩn thận, từ đó sẽ có những cách phát triển tinh thần tự lập của trẻ.
Sức mạnh thể chất
Cơ thể khỏe mạnh luôn luôn quan trọng, các hoạt động thể dục thể chất lúc nào cũng cần thiết song song với quá trình học trên lớp. Đó chính là lý do tại các trường áp dụng phương pháp Yokomine, các hoạt động thể dục luôn tập trung vào các bộ môn như nhảy xà, trồng cây chuối, vượt chướng ngại vật…
Trẻ em được tham gia chạy mỗi ngày từ 3 tuổi và bắt đầu luyện tập thể dục ở tuổi 4 và vào khoảng thời gian 5 tuổi, mọi đứa trẻ đều có thể trồng cây chuối – một trong những kĩ năng rất khó.