Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Yokomine

Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Yokomine

Phương pháp giáo dục Yokomine

Phương pháp giáo dục Yokomine giúp trẻ phát triển khả năng bản thân bằng cách cạnh tranh lành mạnh. Từ đó, tính cách và tài năng của trẻ sẽ được bộc lộ rõ, mọi người sẽ biết chính xác mình nên hướng cho trẻ học gì để phù hợp.

Phương pháp giáo dục Yokomine là gì?

Người sáng lập ra phương pháp giáo dục Yokomine là ông Toriyama Yoshifumi Yokomine, 58 tuổi. Bắt đầu từ năm 1980, Yokomine đã thành lập trường mầm non Toriyama và áp dụng phương pháp này, từ đó nó được nhân rộng đến 150 trường mầm non trên khắp Nhật Bản.

Dựa trên ý tưởng “mọi trẻ em đều cần được coi là một thiên tài”, đây là một phương pháp giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ, dạy trẻ biết tự lập và thúc đẩy sự phát triển tối đa các tiềm năng của trẻ, dựa trên những điểm mạnh mà trẻ phát huy thông qua những bài tập hàng ngày. Môi trường lý tưởng nhất để áp dụng phương pháp giáo dục này là nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Tại đây, mọi đứa trẻ phải học cách làm việc nhóm và cạnh tranh năng lực với nhau một cách lành mạnh, công bằng nhất.

Trong các trường học áp dụng phương pháp giáo dục Yokomine, giáo viên khuyến khích học sinh học đọc, chơi các nhạc cụ và làm nhiều bài tập khác nhau từ khi còn rất nhỏ. Ngay từ 1- 2 tuổi trẻ đã được dạy các kĩ năng tự phục vụ và tới khi 4 tuổi trẻ có khả năng vận động khá tốt, khả năng âm nhạc, đọc viết của trẻ cũng khá vượt trội.

Những điều phương pháp giáo dục Yokomine hướng tới

Yokomine không phải là phương pháp dạy “gà nòi” hay đào tạo nên kiểu “tài năng trẻ” mà đây chỉ là cách giúp trẻ phát huy hết khả năng của bản thân vì trẻ em là những thiên tài và có khả năng vô hạn. Vì thế, người lớn đừng lãng phí giai đoạn này của trẻ, hãy giúp trẻ trở thành những em bé thông minh, nhanh nhẹn và linh hoạt.

Tất cả những gì mà ông Yoshifumi Yokomine tin tưởng và sáng lập ra mô hình giáo dục Yokomine này tập trung vào các ý sau:

– Mỗi đứa trẻ là một thiên tài.

– Không có đứa trẻ nào không thể làm được.

– Cần có thời gian để nuôi dạy một đứa trẻ.

– Không có đứa trẻ nào thiếu kiên nhẫn về việc học.

– Đứa trẻ nào cũng sẽ thích thú với việc học nếu được phát triển đúng hướng.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
day le phep
Cách đơn giản để dạy trẻ lễ phép
kiem soat cảm xúc
Dạy con 7 quy tắc kiểm soát cảm xúc
day con tieng anh tai nha
Cách bắt đầu dạy tiếng Anh tại nhà cho con

Bình luận

xnxx indian