Home > Gia Đình > Bảo Vệ Trẻ > 9 dấu hiệu cho thấy con bạn nghiện màn hình

9 dấu hiệu cho thấy con bạn nghiện màn hình

dấu hiệu nghiện màn hình

Bạn đã từng để con mình ngồi hàng giờ để theo dõi các nội dung trực tuyến trên các thiết bị điện tử nhưng Tivi, Ipad, điện thoại di động? Đó không phải là vấn đề lớn nhất. Việc cho trẻ xem bao lâu không quan trọng bằng việc trẻ có bị phụ thuộc vào các thiết bị này hay không. Đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng em bé của bạn bắt đầu nghiện màn hình.

1.Trẻ không thể rời màn hình

Các nhà nghiên cứu đó là sự “mất kiểm soát” khi trẻ em gặp khó khăn khi sử dụng thiết bị. Những giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị của bạn không có tác dụng với con. Đó là biểu hiện cho thấy trẻ đã bắt đầu nghiện màn hình.

2. Mất hứng thú với các hoạt động khác

Nếu theo dõi các thiết bị điện tử là thứ duy nhất bạn có thể thúc đẩy con làm những việc như ăn, chơi, hay làm việc nhà thì đó là vấn đề. Nếu những hoạt động khác như đọc sách, chơi đồ chơi hay thể thao không làm các con hứng thú bằng, vấn đề lại càng nghiêm trọng hơn.

3.Con thường xuyên nói về các nội dung trên Internet

Ngay cả khi con không sử dụng các thiết bị điện tử, nhưng những câu chuyện của con luôn xoay quanh các chủ đề như những trò chơi, những nhân vật hoạt hình thì đó có thể là những dấu hiệu đầu tiên. Nhưng cũng chỉ là mức độ nhẹ.

4. Cản trở sự giao lưu

Con luôn xin cầm điện thoại lên bàn ăn, hay cố gắng nhìn vào điện thoại của bố mẹ khi cha mẹ đang muốn trò chuyện. Đó cũng có thể là vấn đề.

5.Tranh luận với cha mẹ

Khi bé quá đam mê vào một nội dung trên Internet, tỏ ra cáu gắt khi cha mẹ thay đổi nội dung, tranh luận về thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Đó cũng là những dấu hiệu của một mối quan hệ không lành mạnh với màn hình điển tử.

6. Cảm thấy bực bội

Khi bố mẹ ngừng sử dụng các thiết bị. Trẻ cảm thấy bực bội, cáu gắt rồi làm ngược lại những yêu cầu của cha mẹ. Cảm xúc đó là một vấn đề các cha mẹ cần quan tâm.

7. Không có khả năng rời xa các thiết bị điện tử

Nếu bình thường, các bạn cho con xem youtube 30 phút mỗi ngày sau giờ học buổi tối. Nhưng sau đó, bạn cảm thấy thời gian các em sử dụng thay đổi. Như sẵn sàng xem các nội dung trên điện thoại trên đường đi học về, thì đó là biểu hiện cho thấy khả năng cách xa các thiết bị điện tử ngày càng kém.

8.Tâm trạng phụ thuộc vào các nội dung trên Internet

Nếu con bạn trở về nhà sau một ngày học tập không tốt ở trường và chúng cần xem những nội dung trên Internet để cảm thấy tốt hơn. Đó là một dấu hiệu rõ nét của chứng nghiện màn hình.

9. Nói dối

Đây là điều mà không bố mẹ nào mong muốn. Nếu các bé lén đặt máy tính bảng, điện thoại trên giường để sử dụng vào ban đêm thì đó là một dấu hiệu nghiêm trọng của chứng nghiện màn hình. Một báo động đỏ.

Những nghiên cứu chỉ ra rằng, độ tuổi nghiện màn hình của trẻ càng ngày càng thấp. Năm 2017, rất nhiều trẻ em ở Mỹ đã mắc chứng nghiện màn hình ở độ tuổi từ 4 đến 11 tuổi. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, các bố mẹ hãy có những biện pháp cụ thể để giúp con bớt phụ thuộc vào những thiết bị điện tử cũng như bảo vệ chúng khỏi ánh sáng xanh – một loại ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đều thị giác của trẻ.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
khi bị lạc ở nơi đông người
Dạy con kỹ năng khi bị lạc ở nơi đông người
Tại sao Virus Adenovirus lại nguy hiểm đến thế
Johnson & Johnson dừng bán phấn rôm trẻ em trên toàn cầu

Bình luận

xnxx indian