(chamengaynay.com) – Đối với trẻ mắc bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mắc bệnh sởi
- Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.
- Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
- Vệ sinh thân thể cho trẻ như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ (quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn)
- Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
- Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
- Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
- Chế biến thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa.
Lưu ý:
- Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.
- Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.
- Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.
Những cách phòng bệnh sởi
- Bổ sung sung Vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt:
+ Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ 6- 12 tháng: uống 100.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ ngày x2 ngày liên tiếp.
* Trong trường hợp thiếu Vitamin A lặp lại sau 4-6 tuần.
- Tiêm vac-xin
+ Tiêm vac-xin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất.
+ Tiêm vac-xin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
+ Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
+ Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh sởi