Dù lời nói dối là gì thì hầu hết các bố mẹ đều cảm thấy khó chịu và muốn con cái mình phải luôn trung thực. Làm sao để nuôi dạy một đứa trẻ trung thực? Bố mẹ cần xác đinh được lý do khiến trẻ phải nói dối và từ đó tìm cách ngăn chặn những lời nói dối của trẻ. 6 Mẹo dưới đây sẽ giúp các bố mẹ hạn chế việc trẻ nói dối từ nhỏ.
Tại sao trẻ nói dối
Cậu bé sau khi chơi đất nặn chán chê xong, quay sang chơi xếp lego. Mẹ thấy vậy nên hỏi, con đã rửa tay chưa thế? Cậu bé trả lời đã rửa tay rồi mặc dù mẹ vẫn còn nhìn thấy đất nặn còn dính đầy trên tay và kẽ móng. Sự thật là cậu bé đã nói dối.
Tại sao trẻ lại nói dối? Chúng muốn tránh bị trừng phạt, không muốn làm bố mẹ thất vọng hoặc tránh 1 kết cục khó chịu.
Thông thường khi con trẻ nói dối 1 cách trắng trợn, bố mẹ muốn phạt chúng để đảm bảo điều đó không xảy ra nữa. Nhưng sự thật là khi chúng ta phạt trẻ vì tội nói dối, chúng sẽ tiếp tục làm điều đó với hy vọng tránh được bất kỳ hình phạt nào trong tương lai.
Vì vậy, đừng phạt khi trẻ nói dối mà hãy tìm cách ngăn chặn sự dối trá.
Bố mẹ cần hiểu lý do khiến trẻ nói dối, để tạo 1 một môi trường khiến trẻ thấy an toàn khi nói sự thật. Sau đây là 6 mẹo giúp ngăn chặn việc trẻ nói dối.
1. Luôn giữ bình tĩnh
Con bạn không tập trung và làm đổ sữa ra sàn. Bạn vội vàng la toáng lên khiến trẻ giật mình và sợ sệt.
Nếu trẻ lo lắng về việc bị la mắng hoặc phạt khi chúng gây rối, chúng sẽ không muốn nói với bạn sự thật.
Vậy nên hãy sử dụng tông giọng bình thường, hãy bình tĩnh – mặc dù trong nhiều trường hợp là rất khó – nhưng việc này là hoàn toàn có thể. Thay vì tức giận và cáu gắt, hãy thảo luận với con cách xử lý hậu quả.
“Sữa bị đổ ra nhà rồi, làm sao để lau sạch bây giờ nhỉ? Theo con thì làm thế nào.”
Nếu bạn biết rằng trẻ đang nói dối nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không nên trách mắng nặng nề, nhưng cũng không nên cho qua chuyện đó. Tốt nhất là nên nói với trẻ một cách chân thành, cởi mở và nhẹ nhàng: “Bố mẹ biết con đang nói dối đấy nhé.”
2. Đừng tạo cơ hội cho một lời nói dối
Nếu bạn nhìn thấy 1 đống đồ chơi lộn xộn trên sàn và hỏi con bạn, con đã dọn đồ chơi chưa.
Khi bạn đặt câu hỏi mà bạn đã biết câu trả lời, thì chúng ta đang cho trẻ cơ hội để nói dối. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh các cách giải quyết tình huống.
VD: Nếu bạn biết con chưa làm bài tập về nhà. Thay vì hỏi: Con đã làm bài tập chưa?” Thì hãy nói với con: “Con có kế hoạch gì để hoàn thành bài tập về nhà rồi?”
Điều này có thể ngăn chặn 1 cuộc tranh cãi trong gia đình và cho con bạn không có cơ hội nói dối bằng cách tập trung vào 1 kế hoạch hành động.
3. Trò chuyện về lý do khiến con nói dối
Đôi khi bạn có thể bắt quả tang khi trẻ nói dối, nhưng buộc tội hoặc đổ lỗi cho trẻ chỉ khiến mọi thứ trẻ nên tồi tệ hơn.
Người làm cha mẹ nên tìm hiểu gốc rẽ của vấn đề và hiểu tại sao con không thể thành thật với bạn. Điều này sẽ giúp bạn khuyến khích con nói ra sự thật.
Tâm sự trước giờ đi ngủ sẽ rất thích hợp. “Mẹ thích con luôn trung thực. Nhưng con lo lắng điều gì hay sợ hãi cái gì khi phải nói ra sự thật à. Cho mẹ biết nhé?
Những thông tin bạn thu thập được sẽ giúp bạn thay đổi bản thân và giúp con trung thực hơn trong tương lai.
4. Khen ngợi sự trung thực
Ngay cả khi các bố mẹ có khó chịu vì nước lênh láng trên sàng vì con chơi rửa tay. Nhưng nếu con nói thật thì hãy khen ngợi chúng. “Mẹ rất vui vì con đã nói thật cho mình chuyện gì đã xảy ra. Chắc là khó khăn lắm, nhưng mẹ rất vui vì con biết chịu trách nhiệm.”
5. Thể hiện tình yêu
Hãy cho con bạn biết, bố mẹ yêu chúng vô điều kiện, ngay cả khi chúng mắc lỗi. Hãy chắc chắn rằng con biết bạn không thích những lỗi con đã gây ra, nhưng bạn không bao giờ ngừng yêu thương chúng. Điều này giúp con bạn cảm thấy an toàn khi mở lòng với bạn.
6. Bố mẹ phải làm gương
Và hơn hết, nếu muốn con cái không nói dối thì trong gia đình cũng nên trung thực, cha mẹ hãy làm gương cho con trẻ. Đôi khi người lớn cứ nghĩ rằng một lời nói dối vô hại sẽ không vấn đề gì, tuy nhiên chính điều đó lại vô tình tạo cơ hội để trẻ tiếp nhận, học tập điều đó từ cha mẹ.
Ví dụ, bạn nói: “Mẹ không thể mua kẹo này cho con được vì mẹ không mang theo tiền”. Thế nhưng lúc sau con lại thấy bạn mở ra một cái ví có nhiều tiền trong đó, và điều này dẫn đến sự tranh cãi và thiếu sự tin tưởng.
Khi chúng ta giữ bình tĩnh và tránh la mắng hoặc trùng phạt con cái khi chúng mắc lỗi. Gia đình cần là 1 một môi trường khiến trẻ thấy an toàn khi nói sự thật. Thì trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc thừa nhận những lỗi lầm trong tương lai.