Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Mẹo xử lý trẻ bướng bỉnh hay ăn vạ

Mẹo xử lý trẻ bướng bỉnh hay ăn vạ

day con buong binh

Một lần tôi đến nhà 1 người bạn ăn tối. Chứng kiến cảnh cậu bé 18 tháng tuổi bị mẹ cậu dọa “Bố con đánh đó, bố vào kìa, mau lên, đóng tủ lạnh vào” vì cậu bé luôn thích mở tủ lạnh. Một ngày mở gần chục lần, trẻ con mà, chắc thích mát mẻ khi mở tủ. Người mẹ không biết khuyên con như thế nào, chỉ biết dùng hình tượng “bố” để dọa cậu. Người bố bước vào cũng tỏ ra nghiêm khắc, nạt cậu bé vài câu.

Tôi tin rằng cách xử lý tình huống theo cách như vậy không chỉ ở nhà bạn tôi, mà cũng sẽ có ở nhiều gia đình khác. Nhiều ba mẹ sẽ băn khoăn không biết xử lý sao khi trẻ bướng bỉnh hay ặn vạ và không chịu nghe lời. Liệu thực sự cách làm đó là đang dạy con nghe lời? Liệu vũ lực (đánh con) hoặc hăm dọa có phải làm trẻ sợ để làm theo?

Tuyệt đối không dùng vũ lực

Dùng vũ lực là sai ngay từ đầu. Có 2 cái sai cơ bản, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Một là vũ lực không để lại kí ức nào khác ngoài cái đau xác thịt và tổn thương tinh thần. Hai là vũ lực không mang học thuyết dạy dỗ, mà nó đúng nghĩa là “trừng trị”. Trừng trị là tiêu diệt, còn dạy dỗ là chỉ ra cái sai và hướng về cái đúng.

Do đó, cha mẹ không nên dùng vũ lực (đánh con) vì thực tế nó không làm con bạn ngoan hơn, thậm chí làm con bạn nhút nhát, thiếu tự tin và 1 vài tổn thương tâm lý nào đó. Cũng cần nhớ thêm, quát con hoặc dọa con theo kiểu “hùm báo” cũng là 1 dạng của vũ lực, cũng nên tránh. Bài viết này mình chia sẻ vài mẹo nhỏ để xử lý trẻ bướng bỉnh hay ăn vạ.

Hai nguyên tắc dạy con cần nhớ

Khái niệm “dạy con” là làm đủ 3 yếu tố gồm đủ tính răn đe, đủ sự hối lỗi và đủ tính cải biến. Ba yếu tố này sẽ làm những liên kết não bộ hoạt động trong khu vực quản lý tình huống sai phạm và hối lỗi, khi mối liên kết được hình thành thì con bạn sẽ cải biến. Điều này áp dụng cả cho trẻ nhỏ.

Nguyên tắc 1: Luôn nhất quán trong cách xử lý

Luôn nhất quán 1 cách xử lý tình huống khi bé làm sai là rất quan trọng để kích thích khu vực sai phạm và hối lỗi của não bộ hoạt động, đặc biệt với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ hơn 4 tuổi, mọi chuỗi hình ảnh và hoạt động mà bé nhìn thấy là những hình ghép. Mỗi lần lập lại là bé lấy được 1 hình ghép vào, đến khi đủ bức tranh thì sẽ “cải biến”. Do đó cha mẹ được khuyên nên dùng 1 cách xử lý. VD khi trẻ không ngoan và nằm lăn ra đất quấy khóc đòi món gì hoặc ném món đồ đi đòi món khác hoặc đánh bạn khi cả hai cùng chơi, tất cả những tình huống này cần cha mẹ dùng 1 cách:

1. Bế bé ra khỏi tình huống (nếu bé nằm vạ dưới sàn thì để bé nằm đó, làm động tác dọn hết đồ và không quan tâm bé)

2. Đợi bé khóc 3-4 phút, thì bạn đứng thẳng, mặt nghiêm với bé và nói: Mẹ không thích con làm điều này. Thật sự điều con đã làm làm mẹ không vui tí nào.

Sau giai đoạn này bé hoặc sẽ khóc to hơn hoặc sẽ bắt đầu khóc nhiều nhưng dịu lại sau đó. Hãy đợi đến khi bé bình tĩnh. Đoạn này là khó nhất cho các ông bố bà mẹ, nhưng để con khóc là cách để bé tự điều chỉnh mình. Nếu bạn vượt qua vài lần thì bạn sẽ thấy trẻ sẽ ít khóc hơn và chịu lắng nghe hơn. Còn nếu thất bại thì bạn sẽ mãi phải dỗ bé.

3. Khi bé bình tĩnh và khóc dịu lại, Hãy ôm bé vào lòng và giải thích với bé “Tại sao bé sai?” và hãy dẫn bé đến xin lỗi bạn của bé (nếu tình huống là bé cắn/đánh bạn).

Nguyên tắc 2: Tránh tình huống “Ông đánh bà xoa”

Bạn nên thống nhất với chồng thậm chí là ông bà trong gia đình, để mọi người có cùng cách xử lý tình huống. Có thể lúc này là bạn, lúc khác là chồng. Nhưng cả hai phải dùng 1 CÁCH. Hoặc nếu thấy khó, thì quy định chỉ bạn hoặc chồng bạn xử lý khi bé phạm sai lầm. Người còn lại không nhúng tay vào, mà vẫn làm việc bình thường. Và người sẽ dỗ bé và giải thích bé tại sao bé sai CHÍNH LÀ NGƯỜI XỬ LÝ. Tại sao? Nếu bạn để người khác dỗ hay giải thích thì vô tình tạo cho trẻ 1 liên kết khác, đó là sau này bé sẽ “ỉ lại” vào người này và người này cũng vô tình tạo suy nghĩ là bạn không tốt hay xử phạt bé.

Nói tóm lại, dạy con là một qúa trình đấu tranh giữa những tình yêu kiên nhẫn của cha mẹ và sự ương bướng học hỏi của trẻ. Không phải tất cả tình huống là bé làm sai, đôi lúc là bé đang học hỏi. Hãy bình tĩnh xem việc bé làm có sai không để dạy, đừng giận cá chém thớt, đổ sự bực tức lên đầu trẻ, đừng đánh con vì đây là cách xử lý tồi tệ nhất.

Hãy dùng 1 cách xử lý đúng nghĩa “dạy con” và nếu là bạn xử lý thì cũng chính bạn là người giải thích “tại sao con bạn sai”. Cả chồng lẫn vợ phải thống nhất điều này thì trẻ sẽ luôn được học hỏi trong sự răn đe mang tính giáo dục và nhân văn của cả gia đình.

(Tổng hợp)

MUA SÁCH DẠY CON KIỂU NHẬT TỪ 0-3 TUỔI TẠI ĐÂY
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.

Bình luận

xnxx indian