Chắc hẳn các bố mẹ đều rất mong chờ khi bé con nhà mình đến tuổi ăn dặm và mong muốn mang đến cho con những thực phẩm tốt nhất. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng của trẻ hết sức khác biệt so với người lớn, chủ yếu là bởi cơ thể bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Sau đây là vài loại thực phẩm nên tránh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn.
1. Muối
Không nên cho trẻ ăn nhiều muối vì không tốt cho thận.
Không them muối vào thức ăn hoặc nước dùng nấu ăn cho trẻ, và không sử dụng nước thịt kho trộn cơm cho bé, vì rất mặn.
Hãy tránh cho bé ăn những loại thực phẩm này khi cho bé ăn chung bữa với cả gia đình.
- Thịt muối, thịt xông khói
- Xúc xích
- Khoai tây chiên có thêm muối
2. Đường
Trẻ ăn dặm không cần thêm đường bổ sung.
Bằng cách tránh các đồ ăn nhẹ và đồ uống có chứa đường (nước hoa quả đóng chai) bạn sẽ giúp bé ngừa sâu răng.
Mẹo để bé hạn chế ăn đồ ngọt
3. Chất béo bão hoà
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo bão hoà, như khoai tây chiên, bánh quy và bánh ngọt.
Kiếm tra nhãn dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm để giúp bạn chọn thực phẩm chứa ít chất béo bão hoà hơn.
4. Mật ong
Đôi khi, mật ong có chứa vi khuẩn có thể tạo ra chất độc trong ruột của trẻ, dẫn đến ngộ độc ở trẻ sơ sinh, sẽ rất nghiêm trọng.
Không cho trẻ ăn mật ong cho đến hơn 1 tuổi. Mật ong có chứa đường, vì vậy, hạn chế mật ong để ngừa sâu răng.
5. Các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt
Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt vì trẻ có thể bị nghẹn.
Bạn có thể cho bé ăn các loại hạt và đậu phộng từ khoảng 6 tháng tuổi, miễn là chúng được nghiền nhỏ, xay nhuyễn, hoặc loại bơ đậu phộng mịn.
Nếu trong gia đình có người có tiền sử dị ứng đậu phộng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi giới thiệu cho bé các loại hạt và đậu phộng.
6. Một số loại phô mai
Trẻ có thể ăn phô mai nguyên chất tiệt trùng từ 6 tháng tuổi, đây là loại thực phẩm cung cấp canxi, protein và vitamin. Bé có thể ăn phô mai cứng, cheddar, phô mai tươi, và phô mai kem.
Trẻ ăn dặm không nên ăn phô mai mốc như brie hoặc camembert, hoặc pho mát sữa dê chín và pho mát mềm có đường vân xanh, chẳng hạn như roquefort. Có nguy cơ cao hơn là những loại pho mát này có thể mang vi khuẩn có tên là listeria.
Nhiều loại pho mát được làm từ sữa chưa tiệt trùng. Tốt hơn là nên tránh những thứ này vì nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria.
Bạn có thể kiểm tra nhãn trên pho mát để đảm bảo chúng được làm từ sữa tiệt trùng.
Nhưng những loại phô mai này có thể được sử dụng trong nấu nướng thức ăn chín vì vi khuẩn listeria bị giết khi nấu chín.
7. Trứng sống và trứng lòng đào
Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể cho bé ăn trứng. Lúc này bé chỉ nên ăn long đỏ trước, sau 1 tuổi mới ăn cả quả. Trứng nên được nấu chin, không để bé ăn sống hoặc long đào. Vì có chứa vi khuẩn gây hại cho dạ dày non nớt của trẻ.
Trẻ nhỏ ăn bao nhiêu trứng là đủ
8. Sò, ốc, ngao
Các loại động vật có vỏ cứng như trai, sò, ốc, ngao có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy tốt nhất bố mẹ không nên cho trẻ ăn.
9. Cá mập, cá kiếm, cá ngừ
Không nên cho trẻ nhỏ ăn thịt cá mập, cá kiếm hoặc cá ngừ. Vì lượng thuỷ ngân trong những loại cá này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ.
10. Nước cơm
Nước cơm được chắc ra từ lúc gạo đang được nấu sôi, khi mà các thành phần trong hạt gạo đã hoà vào nước. Ngoài chứa tinh bột, nước cơm còn chứa protein, vitamin B và các khoáng chất khác có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ.
Tuy nhiên không cho trẻ dưới 6 tháng uống nước cơm. Vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé không thể tiêu thụ được tinh bột.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chỉ nên uống sữa mẹ, sữa công thức là chính và không cần bổ sung thêm bất kỳ loại nước nào khác. Ngoài ra, nước cơm cũng không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ hay sữa công thức vì nó không có đầy đủ các chất dinh dưỡng mà trẻ sơ sinh cần.