Trẻ 9 tuần tuổi là giai đoạn có những bước nhảy vọt về cả thể chất và tinh thần. Nếu đặt hai bức ảnh lúc bé mới sinh và thời điểm này, các mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được.
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ
Đây là hội chứng hay gặp ở trẻ hai tháng tuổi, khi các bố mẹ có thể cảm nhận rõ ràng về điều này. Nếu điều đó xảy ra với bé nhà bạn, cũng đừng nên tự trách mình. Có nhiều dạng hội chứng đầu phẳng mà các bậc cha mẹ có thể đọc được ở bài viết dưới đây. Nhưng một tin vui là nó có thể hoàn toàn biến mất khi các bé được 4 tháng.
Trẻ 9 tuần tuổi cần gì?
• Ăn uống
Với những trẻ bú sữa công thức: Trong tuần thứ 9, lượng sữa trung bình bé ăn là 120ml với 8 lần trong ngày. Bé có thể ăn nhiều hoặc ít hơn tùy từng thời điểm trong ngày.
Với những trẻ bú sữa mẹ: Tùy theo lượng sữa mà bé bú trong từng thời điểm nhưng trung bình các bé sẽ bú từ 7 đến 12 lần trong ngày
• Vệ sinh
Các bé trung bình sẽ cần thay tã từ 6 đến 10 lần mỗi ngày nếu bé nạp đủ dinh dưỡng.
• Giấc ngủ
Trẻ trong tuần thứ 9, tổng thời gian trẻ ngủ sẽ dao động từ 14 đến 17 tiếng mỗi ngày.
Trẻ 9 tuần tuổi thay đổi thế nào?
• Đầu và vai của trẻ phát triển. Thời điểm trẻ 9 tuần tuổi, trẻ có thể tự nâng cao đầu khi được đặt nằm sấp. Đây là một mốc phát triển bình thường ở trẻ. Nếu nó đến chậm hơn, đừng quá lo lắng, hãy cho các bé thêm thời gian.
• Không quá sớm để mọc răng: Đây cũng là giai đoạn trẻ có thể mọc những chiếc răng đầu tiên và thông thường sẽ kèm theo những biểu hiện sốt. Hãy kiểm tra trẻ trong mỗi lần bạn vệ sinh răng miệng cho con
• Thị giác phát triển tốt hơn. Bé có thể nhìn thấy và cảm nhận rõ ràng gương mặt của cha mẹ ở khoảng cách gần. Cộng với những chuyển động của đôi tay. Bé có thể cảm nhận gương mặt bạn bằng những giác quan khác nhau.
Lời khuyên cho các bà mẹ
• Thời điểm bé tròn 2 tháng, bố mẹ cần nhớ lịch những mũi tiêm đầu tiên cho con. Khi đưa đến nơi tiêm, đừng quên kiểm tra những chỉ số phát triển cơ bản của trẻ
• Hãy cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các âm thanh. Trò chuyện, nghe nhạc, những đồ chơi phát ra tiếng động là những cách để giúp bé phát triển tốt hơn về mặt ngôn ngữ sau này
• Các mẹ cũng hoàn toàn có thể lên một lịch trình sinh hoạt cho con. Các bé đã có thời gian sinh hoạt, ăn ngủ chơi ổn định hơn. Giờ là lúc các mẹ hãy nghĩ ra nhiều hoạt động thú vị để chơi cùng nhau khi bé tỉnh táo