Home > Em Bé > Chăm Sóc Trẻ > Làm sao để ngăn trẻ sơ sinh đổ mồ hôi quá nhiều

Làm sao để ngăn trẻ sơ sinh đổ mồ hôi quá nhiều

tre so sinh do mo hoi

Có mẹ nào đã từng phải lau mồ hôi cho con ướt hết cả một cái khăn khi cho con bú chưa? Trẻ ra mồ hôi nhiều là một trong những trường hợp rất phổ biến, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thế nhưng việc đổ mồ hôi quá nhiều có thể dẫn đến những quy cơ tiềm ẩn. Hãy đọc bài viết này để biết lý do tại sao trẻ sơ sinh đổ mồ hôi và cách để ngăn ngừa việc này nhé.

Tại sao trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi là phản ứng của cơ thể đối với sự gia tăng nhiệt độ xunh quanh. Đó là cách cơ thể giải nhiệt. Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có các tuyến mồ hôi, và hầu hết chúng nằm quanh đầu và cổ. Trẻ sơ sinh chủ yếu đổ mồ hôi khi ngủ sâu vì chúng không chuyển mình nhiều như người lớn. Nằm một tư thế lâu làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến bé đổ mồ hôi. Điều này xảy ra nhiều hơn nếu căn phòng được sưởi ấm quá mức hoặc nếu bé mặc quần áo quá kỹ.

Một trường hợp khác khiến trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi là trong khi bú mẹ. Việc mẹ tiếp xúc gần gũi với cơ thể có thể làm tăng thân nhiệt của trẻ. Hơn nữa, hành động bú mẹ đòi hỏi trẻ phải sử dụng nhiều năng lượng khiến bé đổ mồ hôi.

Trẻ sơ sinh bị sốt cũng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, do cơ thể cố gắng để điều chỉnh nhiệt độ. Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi quá nhiều có thể là do di Hyperhidrosis là một tình trạng bệnh lý gây ra mồ hôi nhiều, và trong trường hợp này, em bé cũng sẽ bị ra mồ hôi tay chân.

Làm sao để ngăn ngừa trẻ sơ sinh đổ mồ hôi quá nhiều

1. Giữ cho phòng của trẻ mát mẻ. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn cảm thấy thoải mái, thì đó là nhiệt độ phù hợp với con bạn.

2. Theo dõi các tín hiệu của trẻ. Nếu bạn thấy chân trẻ thò ra khỏi chăn, có lẽ bé đang cảm tháy nóng. Nếu trẻ cuộn tròn người lại, gập gối che chân thì có lẽ bé đang lạnh. Hãy chú ý đến cơ thể của bé và điều chỉnh cho phù hợp.

3. Giữ cho con bạn uống đủ nước. Dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp tất cả lượng nước cần thiết cho trẻ, nhưng sau đó hãy cho trẻ uống nước thường xuyên trong ngày, đặc biệt nếu khi thời tiết nắng nóng.

4. Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm. Cách này vừa để giữ vệ sinh cho bé vừa giúp né giải nhiệt.

5. Thay tã sau mỗi 3-4 tiếng. Tã bẩn lưu giữ hơi ẩm và tạo ra môi trường ẩm ướt không chỉ khiến bé nóng bức, khó chịu mà còn làm phát sinh chứng hăm tã. Nên huấn luyện cho bé cai bỉm và tự đi vệ sinh khi đến đúng thời điểm.

6. Khi bé bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn những thức ăn có lượng nước cao giúp làm mát cơ thể như dưa hấu, dưa chuột, cà chua, súp lơ, rau bina…

7. Chọn quần áo rộng rãi bằng vải thoái khí và tự nhiên cho bé.

8. Cho bé tiếp xúc với không khí mát mẻ trong lành. Không nên để bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chói chang, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nên cho bé đi dạo vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

9. Tránh sử dụng các loại kem hay dầu dưỡng ẩm đặc. Vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Nên chọn các loại dầu nhẹ như dầu dừa, cầu ô liu, chỉ thoa khi bé đã được lau khô hoàn toàn sau khi tắm.

10. Tránh ôm ấp hoặc dùng địu bé quá lâu. Việc tiếp xúc quá lâu với thân nhiệt người khác khiến bé tăng nhiệt và đổ mồ hôi nhiều hơn.

Nếu bạn thấy bé vẫn đổ mồ hôi nhiều dù đã thực hiện những cách ở trên, thì có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn khác. Hãy cho trẻ tới bác sỹ để thăm khám và hỏi ý kiến.

Bạn cũng có thể thích
sot xuat huyet
Những dấu hiệu và lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết
tiem chung long chau
Lần đầu tiên tiêm vắc xin tại Tiêm Chủng Long Châu
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết ở trẻ

Bình luận