Home > Em Bé > Ăn Uống > 6 dấu hiệu cho thấy trẻ đang tiêu thụ quá nhiều muối

6 dấu hiệu cho thấy trẻ đang tiêu thụ quá nhiều muối

an qua nhieu muoi

Muối không phải là xấu – nó quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng muối dư thừa lại liên quan đến tăng huyết áp, một nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Và những mầm mống bênh tật này có thể bắt đầu từ thời thơ ấu – do trẻ tiêu thụ quá nhiều muối mỗi ngày.

Chúng ta nên phân biệt sự khác biệt giữa nguyên tố natri (Na) và muối. Muối ăn là NaCl (natri clorua) chứa 40% natri. Nhãn thực phẩm thường liệt kê hàm lượng muối là natri tính bằng mg (miligam) trên mỗi khẩu phẩn ăn. Ví dụ nếu làm lượng natri của đồ ăn đó là 100mg thì hàm lượng muối sẽ là 250mg. Nói cách khác lượng natri trong thực phẩm chuyển thành muối nhiều hơn 2 lần.

Sở thích ăn uống, thói quen ăn uống của trẻ hình thành từ sớm. Vậy nên trách nhiệm của các bậc cha mẹ là nên hạn chế lượng muối trong thức ăn hàng ngày của trẻ. Để biết rằng con mình liệu có đang lạm dụng đồ ăn mặn hay không, các bạn hãy tham khảo những dấu hiệu sau đây, và kịp thời điều chỉnh lại.

Khát quá mức

Vì natri giữ nước, nhiều natri hơn trong cơ thể có nghĩa là cần nhiều nước hơn. Nếu bạn thấy con mình uống nhiều nước bất thường dù không phải do thời tiết hoặc vận động thể thao, thì hãy xem xét lượng natri trong chế độ ăn của trẻ. Đánh giá tất cả các loại thực phẩm – bữa ăn ở nhà và ở trường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ và đồ uống.

Thèm ăn mặn

Trẻ em chắc chắn sẽ có xu hướng chọn 1 túi khoai tây chiên hơn là một miếng cà rốt. Nếu bạn giới thiệu cho trẻ những món ăn ít mặn mà con bạn từ chối thì nhiều khả năng trẻ đã hình thành khẩu vị mặn rồi. Hãy tìm kiếm và thay thế các loại gia vị khác muối như mùi tây hoặc hạt tiêu vào thức ăn của trẻ dần dần.

Nước tiểu sẫm màu, rất vàng

Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm, một trong số đó là do hấp thụ quá nhiều muối natri. Nước tiểu màu vàng sẫm, có mùi nặng rất phổ biến ở mọi lứa tuổi có lượng natri cao, bao gồm cả trẻ em. Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân này có thể xét nghiệm nước tiểu để phân tích kỹ hơn.

Ăn vặt bằng thực phẩm đóng gói

Hầu hết thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn đều có hàm lượng natri cao, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh. Thay vào đó, hãy thay thế chúng bằng ngô, khoai luộc, các loại trái cây. Hoặc có thể tự chế các loại nước sốt tại nhà cho trẻ dùng chung với rau củ quả được chế biến khác nhau (nướng, luộc, hấp) hoặc là sữa chua.

Tăng cân mà không có đồ ngọt hoặc chất béo

Các bậc cha mẹ thường chú ý đến đồ ngọt và chất béo là nguyên nhân gây béo phì, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân có thể liên quan đến lượng muối ăn vào nhiều hơn.

Thích ăn đồ ăn nhanh

Dù ăn ở nhà hàng, nhất là quán ăn nhanh, đôi khi tiện lợi và tiết kiệm thời gian nhưng lại gây hại cho cơ thể của trẻ. Nên hạn chế ăn ngoài không quá hai lần một tuần.

Bạn cũng có thể thích
day le phep
Cách đơn giản để dạy trẻ lễ phép
tre-thong-minh-hon
4 điều nên khuyến khích trẻ làm để thông minh hơn
tre lam viec nha
2 cách để khuyến khích trẻ làm việc nhà
4 viec tre can phai hoc
Trẻ em ở độ tuổi 5-15, nhất định phải học được 4 điều này

Bình luận