Home > Em Bé > Ăn Uống > Ảnh hưởng của cha mẹ đến thói quen ăn uống của con

Ảnh hưởng của cha mẹ đến thói quen ăn uống của con

thoi quen an uong

Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen ăn uống của con. Có những trải nghiệm tích cực về ăn uống ngay từ sớm có thể giúp con bạn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này khi lớn lên. Hãy đọc bài viết này để biết bố mẹ có ảnh hưởng tích cực thế nào đến thói quen ăn uống của con nhé.

Tạo không gian ăn uống tích cực

Có bữa ăn chính và bữa phụ: Thiết lập bữa ăn chính và bữa phụ hàng ngày tạo ra một thói quen lành mạnh. Nếu con bạn ăn bất cứ khi nào chúng thấy thích, chúng có thể không đói khi đến bữa ăn chính. Cũng có thể khiến trẻ ăn quá nhiều trong ngày.

Ăn cùng nhau: Những đứa trẻ ăn cùng gia đình có xu hướng ăn những thực phẩm lành mạnh hơn như trái cây, rau, và ngũ cốc nguyên hạt. Chúng cũng có ít nguy cơ bị béo phì hơn. Tuy nhiên, những đứa trẻ mà vừa ăn vừa xem Tivi thì có xu hướng kén ăn hơn. Dẫn đến ăn quá nhiều và nguy cơ béo phì.

Tránh ép ăn: Việc cố ép trẻ ăn đồ ăn theo ý bạn thực sự khiến chúng ăn ít hơn và thậm chí không thích. Trách nhiệm của cha mẹ là cung cấp các thực phẩm lành mạnh cho con. Còn trẻ nên được quyết định ăn gì và ăn bao nhiêu dựa trên cảm giác đói của chúng. Giờ ăn không phải là một cuộc chiến, phải không nào.

Tránh sử dụng thực phẩm như một phần thưởng hoặc hình phạt: Ăn uống là cách chúng ta nuôi dưỡng cơ thể. Sử dụng thức ăn như một phần thưởng hoặc hình phạt có thể dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh.

Luôn có sẵn thức ăn lành mạnh trong nhà: Đảm bảo mua thực phẩm lành mạnh có sẵn trong nhà, tủ lạnh, tủ đựng đồ khô, để trẻ có thể tự lấy ăn nếu chúng đói quá. Thay vì bim bim, bánh kẹo cho ăn vặt.

Cha mẹ là hình mẫu tích cực

Cha mẹ có thể tác động đến thói quen ăn uống của con cái theo hướng tích cực bằng cách trở thành một tấm gương tốt. Dưới đây là một số mẹo để trở thành một tấm gương có thói quen ăn uống lành mạnh.

Làm cho thực phẩm lành mạnh trở thành lựa chọn thông thường: Những gì bạn ăn là ví dụ cho những gì con bạn sẽ ăn. Khi bạn ăn những thực phẩm lành mạnh như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, thịt nạc, đậu, trứng và cá thì nhiều khả năng con bạn cũng muốn ăn chúng.

Hạn chế thực phẩm giàu calo, chất béo, đường và muối: Nên ăn ít thức ăn có nhiều calo, chất béo, đường và muối như bánh ngọt, sô cô la, bánh quy, bánh rán, kem, khoai tây chiên, nước tăng lực, trà sữa… Khi bạn hạn chế những loại thực phẩm này, con bạn cũng sẽ ít ăn chúng hơn. Những loại đồ ăn này không cần gán nhãn là “thực phẩm rác”, chỉ là chúng nên ăn thỉnh thoảng và điều độ.

Cha mẹ là người gần gũi và các tác động nhiều nhất đến con trẻ. Bằng cách là một tấm gương tốt bạn có thể giúp con mình hình thành và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe của chúng về lâu dài.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
day le phep
Cách đơn giản để dạy trẻ lễ phép
kiem soat cảm xúc
Dạy con 7 quy tắc kiểm soát cảm xúc
khi bị lạc ở nơi đông người
Dạy con kỹ năng khi bị lạc ở nơi đông người

Bình luận

xnxx indian