Có nhiều cách để làm nóng sữa mẹ được trữ đông trước khi cho bé ăn. Nhưng tuyệt đối đừng sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì nó không an toàn và làm mất hết dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách để sử dụng sữa mẹ trữ đông hiệu quả nhất.
Quy trình sử dụng sữa mẹ trữ đông
Nhưng trước hết dù các mẹ hâm nóng sữa mẹ theo phương pháp nào thì cũng phải trải qua một giai đoạn chung, là lấy sữa trữ đông từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông qua đêm.
Khi thấy sữa đã chảy mềm ra hoàn toàn ở dạng lỏng, mình nhẹ nhàng lắc đều để lớp váng sữa và nước sữa hòa quyện đều với nhau thì mới bắt đầu hâm lại sữa.
Tiếp đó là làm ấm sữa cho bé ăn. Việc làm ấm sữa mẹ sau khi trữ đông là để nhiệt độ của sữa gần giống nhất với nhiệt độ khi bé bú trực tiếp từ bầu ngực của mẹ. Có hai cách phổ biến để làm điều này là dùng nước ấm và máy hâm sữa
Cách 1: Hâm nóng sữa mẹ bằng nước ấm
- Đầu tiên đổ nước ấm khoảng 40 độ vào 1 cái bát hoặc cốc làm sao vừa với túi sữa.
- Đặt túi sữa vào, phần sữa được chìm hết trong nước. Lưu ý là để túi sữa luôn luôn kín.
- Khoảng 1-2 phút sau thì kiểm tra nhiệt độ của sữa, cầm túi sữa cảm thấy ấm ấm là được.
- Dùng tay sạch đổ sữa từ túi vào trong bình ti của con và vặn núm ti lại.
- Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé ăn. Bằng cách nhỏ 1 vài giọt sữa vào cổ tay. Nhiệt độ sữa ấm ấm là được.
Lưu ý: đừng bao giờ nhúng ngón tay của bạn vào bình sữa để kiểm tra nhiệt nhé. Vì có thể vi trùng hoặc vi khuẩn sẽ làm nhiễm bẩn sữa.
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.
Cách 2: Hâm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy hâm nóng sữa mẹ chuyên dụng, có thể có thêm cả chức năng tiệt trùng bình sữa. Khá là tiện lợi. Các gia đình có thể cân nhắc để mua 1 sản phẩm phù hợp.
Về cơ bản máy sẽ làm nóng nước đến một nhiệt độ thích hợp, để làm ấm sữa. Cấu tạo đơn giản gồm có 1 phần thân máy và phích cắm. Thân máy có bộ phận làm nóng bằng nhiệt ở phía dưới và 1 khoang dùng để bỏ bình/túi sữa vào hâm.
- Cho nước sạch vào khoang chứa.
- Cắm điện và vặn công tắc về mức nhiệt phù hợp. Đối với sữa lấy từ ngăn mát tủ lạnh là khoảng 45-75 độ C. Đối với sữa thường là 35-45 độ C. Đối với sữa trữ đông trong ngăn đá, thì nhiệt độ máy hâm khoảng 75-85 độ C.
- Chờ đèn sáng, khi nhiệt đạt mức mà bạn điều chỉnh thì đèn báo sẽ tự tắt.
- Lấy túi sữa ra, cho vào bình ti. Kiểm tra nhiệt độ thích hợp trước khi cho bé ăn.
Máy hâm nóng sữa còn có thể dùng để giữ nóng đồ ăn khi bé vào giai đoạn ăn dặm. Theo mình thì nó cũng là 1 sản phẩm nên mua để hỗ trợ cho các mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi con.
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.
Lưu ý:
Để sử dụng, thì máy hâm sữa cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ.
Cách làm này rất nhanh chóng, chỉ mất 2-3 phút là có sữa cho bé ăn. Tuy nhiên không khuyến khích các mẹ hâm trực tiếp sữa trữ đông mà chưa trải qua quá trình rã đông. Nhưng trong vài trường hợp khẩn cấp, thì cũng có thể áp dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng sữa mẹ trữ đông
Các bố mẹ đặc biệt lưu ý không sử dụng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp trên bếp vì nó sẽ không được làm nóng đồng đều. Phần sẽ quá nóng phần khác vẫn lạnh. Ngoài ra, việc dùng lò vi sóng có thể làm hỏng các kháng thể và chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Nhưng bạn có thể sử dụng lò vi sóng để làm nóng nước dùng để hâm sữa.
Sữa sau khi rã đông có mùi hơi hăng, gây nồng, không thơm như sữa mới vắt. Tuy nhiên, dinh dưỡng không thay đổi, nên các mẹ cứ yên tâm cho con sử dụng nếu đã rã đông đúng cách.
Không nên sử dụng tiếp sữa mẹ đã được rã đông hâm nóng sau 2 giờ. Hoặc sữa mà bé ăn không hết. Bởi vì lúc này sữa đã có khả năng bị nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh.
Xem clip chia sẻ về việc sử dụng sữa mẹ trữ đông đúng cách.