Đọc sách cho con nghe là bước đi đầu tiên để nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, sự ham học và khám phá của trẻ. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bố mẹ cách đọc sách dành cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển từ 0 đến 3 tuổi nhé.
Đọc sách cho trẻ từ 0-6 tháng
Không bao giờ là quá sớm để đọc cho trẻ nghe. Đọc sách ở giai đoạn này không nhằm mục đích truyền đạt ý nghĩa hay nội dung của câu chuyện mà chỉ đơn thuần là để trẻ làm quen với giọng của bạn, cảm thấy thích thú khi tương tác với bạn và làm quen với ngôn ngữ.
Tài liệu đọc: Trẻ nhỏ luôn muốn khám phá những điều xung quanh bằng tất cả các giác quan, vì vậy sẽ không bất ngờ gì nếu trẻ giai đoạn này chỉ cầm lấy sách và muốn nhai chúng. Tuy nhiên các bố mẹ đừng nản lòng. Hãy tìm những cuốn sách được làm từ vải hoặc nhựa an toàn thì sẽ đủ cứng cáp để cùng bé vượt qua giai đoạn khám phá này.
Phải làm gì: Vậy cách nào để đọc sách cho một đứa trẻ mà chúng còn chưa biết gì? Trong khi đọc, bố mẹ hãy cố gắng quan sát phản ứng của trẻ đối với hoạt động này, biểu hiện qua việc trẻ mở to mắt, mỉm cười, giơ tay, đá chân để thể hiện sự hào hứng. Còn nếu trẻ tỏ vè khó chịu, không quan tâm hoặc quay đi chỗ khác thì bạn có thể tạm dừng.
Đọc sách cho trẻ 6-9 tháng
Khi lớn hơn 1 chút, trẻ đã tỏ ra thích thú với sách, sẽ muốn nhìn vào các bức tranh, hình minh họa trên sách và muốn cầm lấy sách để đóng và mở nó ra.
Tài liệu đọc: Đọc cho trẻ nghe một cách ngắn gọn những câu chuyện đơn giản trong sách với những hình vẽ sinh động đầy màu sắc. Sách Ehon là rất phù hợp trong giai đoạn này. Bộ yêu thích của Jay là Momo chú bé quả đào, Ai ở sau lưng bạn thế.
Phải làm gì: Bố mẹ cần tiếp tục quan sát phản ứng của trẻ khi nghe đọc sách. Hãy dừng tại khi trẻ bắt đầu ngọ nguậy hoặc cảm thấy buồn chán. Hành vi gặm cắn sách có thể vẫn còn tiếp tục, nhưng bố mẹ cũng nên dạy con về việc không nên cho các đồ vật vào miệng. Khi đọc sách, bố mẹ hãy tạo ra những âm thanh để thu hút sự chú ý của trẻ. Đồng thời chỉ tay vào những hình ảnh minh họa trong trang sách để bé có thể liên kết giữa hình ảnh và ngôn ngữ.
Đọc sách cho trẻ 9-18 tháng
Hãy sẵn sàng tâm lý vì có thể bạn sẽ phải đọc đi đọc lại 1 cuốn truyện hàng trăm lần. Vì ở giai đoạn này trẻ mới biết đi đã có một hay vài cuốn truyện yêu thích.
Tài liệu đọc: Đọc những câu chuyện đơn giản có vần điệu và các cụm từ được lặp đi lặp lại. Sử dụng những quyển sách có hình minh họa quen thuộc với trẻ, chẳng hạn như đồ trong gia đình hoặc các loài động vật.
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.
Phải làm gì: Trong khi đọc, hãy đưa ra những câu hỏi để trẻ tương tác lại. Ví dụ như hỏi vị trí của các nhân vật hay đồ vật để xem trẻ có chỉ đúng lên hình ảnh trên trang sách hay không?
Đọc sách cho trẻ 18-24 tháng
Lúc này bố mẹ có thể giới thiệu những câu chuyện dài với cốt truyện phức tạp hơn. Đây là thời điểm tốt nhất để giúp trẻ suy nghĩ về nội dung câu chuyện.
Tài liệu đọc: Bạn có thể chuyển qua những quyển truyện sách giấy, nhưng hãy giám sát để bé không xé sạch cuốn truyện.
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.
Phải làm gì: Trẻ có thể không kiên nhẫn và chạy lung tung trong khi bạn đọc truyện là bình thường. Bố mẹ hãy cứ tiếp tục đọc và cố gắng thu hút trẻ bằng cách nâng tông giọng đọc, hoặc yêu cầu trẻ làm các hành động như nhân vật trong truyện, vd nhảy cao, xoay vòng, hay nói 1 câu gì đó. Bạn cũng có thể kiểm tra trí nhớ và thu hút trẻ bằng cách bỏ lửng từ cuối mỗi câu để bé hoàn thành nốt.
Đọc sách cho trẻ 24-36 tháng
Đây là thời điểm thích hợp để đọc những câu chuyện có cốt truyện hấp dẫn, hài hước với những hình minh họa đầy màu sắc.
Tài liệu đọc: Trẻ đã có thể lật giở thành thạo những cuốn truyện giấy ở độ tuổi này. Nên chọn các sách truyện phong phú về chủ đề.
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.
Phải làm gì: Trong khi đọc truyện cho con, bố mẹ hãy tăng cường tương tác hơn bằng cách đặt ra các câu hỏi về nội dung truyện. Bạn có thể hỏi “Người đó đang làm gì? Bạn này đang đi đâu? Thậm chí cả những câu hỏi mà khiến bé phải suy đoán và tưởng tượng ra. Tuy nhiên cũng đừng hỏi quá nhiều và đi quá xa chủ đề của câu chuyện.
Nhiều bố mẹ vẫn cho rằng việc đọc sách cho con từ khi còn quá nhỏ khiến con chưa đủ nhận thức được hết cuốn sách mẹ kể. Tuy nhiên mẹ nên biết rằng việc đọc sách cho con ngoài việc hình thành thói quen duy trì đọc sách còn khiến con phát triển ngôn ngữ tốt hơn, gia tăng vốn từ cho khả năng học nói, tìm hiểu môi trường xung quanh, kích thích trí tưởng tượng, phát triển trí tuệ. Vậy nên hãy bắt đầu đọc sách cho con càng sớm càng tốt và cần tìm hiểu đọc gì cho trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển để phù hợp và thu hút trẻ nhé.