Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Bố mẹ cần giúp gì để con trở lại trường sau đại dịch

Bố mẹ cần giúp gì để con trở lại trường sau đại dịch

comback school

Sau thời gian dài học online, trẻ dễ mệt mỏi và khó tập trung khi lên lớp. Cha mẹ nên cùng con đặt mục tiêu và lên kế hoạch học tập hợp lý, để giúp trẻ lấy lại cân bằng trở lại trường sau đại dịch.

1. Đặt kỳ vọng tích cực

Maleka Allen, cố vấn giáo dục ở Oregon (Mỹ), gợi ý phụ huynh nên đặt kỳ vọng tích cực và mục tiêu cụ thể cho trẻ khi trở lại trường. Khi đó, cha mẹ hãy cùng con suy nghĩ về những điều muốn hướng tớ.

Ví dụ như đọc hết một cuốn sách, hoàn thành bài tập đúng giờ, đạt điểm 10 tất cả môn học,… Điều quan trọng là người lớn cần tìm tiếng nói chung với con để trẻ thấy được các em được coi trọng và lắng nghe, từ đó có thêm động lực phấn đấu.

Bà Allen lưu ý thêm thành tích, điểm số không phải điều quan trọng nhất. Nếu cha mẹ thường xuyên tập trung vào điểm số, trẻ dễ cảm thấy căng thẳng và khó tập trung học.

2. Hình thành thói quen làm bài tập khoa học

Thời gian làm bài tập quá dài có thể ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý của trẻ, nhất là trong giai đoạn đại dịch. Vì thế, cha mẹ cần cùng con xây dựng thời gian biểu và thói quen làm bài tập khoa học. Việc thiết lập thời gian, không gian rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo trẻ được học trong không gian yên tĩnh, không bị yếu tố ngoài tác động. Nếu lượng bài tập của con quá nhiều, cha mẹ nên hướng dẫn con chia nhỏ bài, kết hợp giữa việc học và nghỉ ngơi để tránh bị quá tải kiến thức.

3. Thường xuyên kết nối với giáo viên

Trong giai đoạn đại dịch, sự kết nối giữa cha mẹ và thầy cô có ảnh hưởng đến việc học và tâm lý trẻ. Nếu lo lắng về những vấn đề học tập trẻ có thể gặp phải khi ở trường, bạn nên hỏi giáo viên để tìm hướng giải quyết phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ nên cùng thầy cô trao đổi những vấn đề về tâm lý, tình cảm của trẻ. Bà Maleka Allen cho biết trong hầu hết trường hợp, các thầy cô luôn khuyến khích cha mẹ liên hệ và bày tỏ. “Giáo viên luôn muốn tạo ra sự kết nối với gia đình để khi trẻ gặp khó khăn, họ sẽ biết cách giúp đỡ“, bà Allen nói với Verywell Family.

4. Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh

Để trẻ học tập tốt, các em cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy những học sinh ngủ đủ giấc sẽ học tập tốt hơn. Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên trẻ từ 6-12 tuổi cần ngủ 9-12 giờ mỗi ngày, trẻ từ 13-18 tuổi phải ngủ đủ ít nhất 8 giờ. Ngoài ra, AAP khuyến cáo trẻ không nên dùng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ.

5. Cho phép con mắc lỗi

Học online kéo dài có thể khiến khả năng tiếp thu bài của trẻ bị giảm sút. Thời gian đầu khi trở lại trường, các em có thể chưa quen với việc học, dẫn đến khả năng học và làm bài chưa cao. Khi đó, cha mẹ không nên chỉ trích, hãy cho phép con mắc lỗi. Trong một số trường hợp, cha mẹ vẫn có thể đặt kỳ vọng, nhưng điều quan trọng là phải lắng nghe những thông điệp “ngầm” từ con. Nếu trẻ nói rằng việc học căng thẳng, hoặc các em đang gặp những vấn đề khi ở trường, bạn không nên phớt lờ và phải nhanh chóng cùng chúng tìm cách giải quyết vấn đề.

6. Lắng nghe con nói

Những cuộc họp gia đình là thời gian lý tưởng để khuyến khích trẻ tâm sự và nói ra vấn đề của bản thân. Bạn có thể dẫn dắt, giúp trẻ đặt ra một số vấn đề như các em mong chờ điều gì khi trở lại trường, mối quan hệ của các em với bạn bè thế nào. CNN khuyên khi trò chuyện với con, bạn nên tạo không gian an toàn để các em có đủ thời gian suy nghĩ, sắp xếp những điều cần nói. Dù vấn đề của trẻ là gì, bạn vẫn cần cho con cơ hội nói, nghiêm túc lắng nghe và cho chúng lời khuyên phù hợp.

(Theo Zing News)

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
day le phep
Cách đơn giản để dạy trẻ lễ phép
kiem soat cảm xúc
Dạy con 7 quy tắc kiểm soát cảm xúc
khi bị lạc ở nơi đông người
Dạy con kỹ năng khi bị lạc ở nơi đông người

Bình luận