Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Các mốc phát triển ngôn ngữ 0-3 tuổi

Các mốc phát triển ngôn ngữ 0-3 tuổi

moc ngon ngu

Nhiều bố mẹ lo lắng rằng con mình chậm nói, hay gặp vấn đề về ngôn ngữ. Bản thân mình cũng đã từng như thế, và mình đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ để xem liệu con mình có đang phát triển phù hợp với lứa tuổi hay không. Hiện giờ bé Jay đã hơn 4 tuổi và khả năng ngôn ngữ, phát âm của con đã tiến bộ rất nhiều. Bài viết này mình sẽ chia sẻ về các mốc phát triển ngôn ngữ mà con mình đã trải qua trong giai đoạn từ 12 đến 36 tháng
Mình tìm hiểu và được biết có 3 lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ lớn lên, cả 3 lĩnh vực này cần phải được phát triển đồng đều.

  1. -Ngôn ngữ tiếp thu: Những gì trẻ có thể hiểu
  2. -Ngôn ngữ biểu cảm: Những gì trẻ có thể nói
  3. -Giao tiếp xã hội và chơi: Tương tác, giao tiếp bằng mắt, nét mặt, chơi với đồ chơi và với người khác

Đối với các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ chỉ là tương đối. Vì mỗi trẻ đều lớn lên khác nhau, một vài bé chậm hơn và cũng có bé tiến bộ nhanh hơn. Dưới đây là mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-3 tuổi.

Từ 0-12 tháng:

Hiểu biết: Phản ứng lại khi được gọi tên, nghe hiểu mệnh lệnh, ví dụ “không được” chối và nhận biết được tên của các thành viên trong gia đình

Diễn đạt: Sau sinh nhật 1 tuổi trẻ sẽ có thể nói những từ đầu tiên. Trẻ sẽ bập bẹ tập nói kèm theo những âm thanh như babadada, yayaya và cố gắng diễn đạt bằng cử chỉ.

Tương tác: Trẻ thích thú với các trò chơi biến mất như ú òa, biết vẫy tay chào hoặc tạm biệt.

Đến 18 tháng:

Hiểu biết: Bé có thể chỉ vào các bộ phận cơ thể khi được hỏi, làm theo các hướng dẫn đơn giản như “Lại đây” hoặc “Ngồi xuống”, há miệng và chỉ vào những đồ vật quen thuộc khi được hỏi.

Diễn đạt: Trẻ lúc này có thể sử dụng 50 từ và ghép lại được 2 từ với nhau. Vd: Đi chơi, Mẹ bế. Trẻ sẽ học từ mới mỗi ngày. Biết hỏi “Gì đây?” khi muốn biết về một điều mới.

Tương tác: Trẻ có thể sử dụng một số cử chỉ (vỗ tay, hôn, đặt tay lên miệng để “suỵt”, gật đầu) Sử dụng đồ chơi để chơi giả vờ, như nói chuyện điện thoại giả vờ, hoặc ăn giả vờ.

Đến 24 tháng:

Hiểu biết: Trẻ hiểu các từ chỉ hành động (ăn, dừng lại, nhắm mắt) làm theo các lệnh đơn giản quen thuộc mà không cần hướng dẫn và hiểu các câu hỏi đơn giản.

Diễn đạt: Trẻ có thể sử dụng 200-300 từ, sử dụng các cụm từ 2 từ, 3 từ: Mẹ đi chơi đi. Hiểu các câu lệnh đơn giản.

Tương tác: Chơi giả vờ cho mẹ ăn, hoặc chơi với búp bê, đóng giả các nhân vật hoạt hình yêu thích, trò chuyện với người xung quanh

Đến 30 tháng

Hiểu biết: Hiểu các khái niệm như to/nhỏ, trong/ngoài, trên/dưới; nghe một câu chuyện dài từ 5-10 phút

Diễn đạt: Thường xuyện sử dụng cụm 3 từ, sử dụng đại từ nhân xưng (con) Diễn đạt hành động đang diễn ra, đang ăn, đang chơi…

Tương tác: Thích chơi các trò chơi giả vờ, đóng vai, như làm bác sĩ, nấu ăn, chăm sóc búp bê

Đến 36 tháng (3 tuổi)

Hiểu biết: Hiểu các câu hỏi như “Ở đâu? “Đó là cái gì” “Bà đang làm gì vậy? Làm theo hướng dẫn 2 bước, (vd Lấy bát ăn và đặt lên trên bàn. Nghe một câu chuyện dài 20 phút.

Diễn đạt: Sử dụng các cụm 3-5 từ, sử dụng số nhiều (những con chim, mấy cái kẹo) Sử dụng các đại từ sở hữu (của mẹ, của bố) Sử dụng các giới từ trong, trên, dưới

Tương tác: Chơi giả vờ vẫn được trẻ yêu thích, Có thể chơi và chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác.

Hãy nhớ rằng, mọi đứa trẻ đều học theo tốc độ riêng của chúng, nhưng nếu con bạn mãi không tiến thêm một mốc phát triển mới thì hãy cho bé đi khám chuyên khoa.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
day le phep
Cách đơn giản để dạy trẻ lễ phép
kiem soat cảm xúc
Dạy con 7 quy tắc kiểm soát cảm xúc
khi bị lạc ở nơi đông người
Dạy con kỹ năng khi bị lạc ở nơi đông người

Bình luận

xnxx indian