Sự phát triển của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra rất nhanh, thay đổi rõ rệt theo tháng. Các bố mẹ có thể thấy bé lớn lên rõ rệt và thay đổi qua từng ngày, đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Để giúp cho trẻ sơ sinh phát triển tốt nhất các bố mẹ hãy nắm rõ các mốc phát triển và những cách hỗ trợ con theo từng tháng tuổi ở bài viết này nhé.
1 tháng: Hãy dành thời gian gần gũi với em bé của bạn. Bởi vì trẻ 1 tháng tuổi nhìn thấy được những vật ở chỉ cách khoảng 20-30cm thôi. Khi đôi mắt của trẻ đang phát triển, bé sẽ thích tập trung vào khuôn mặt. Vì vậy, khi trẻ thức hãy ôm sát con vào lòng, cho bé nhìn nhắm khuôn mặt bạn và thủ thỉ trò chuyện cùng con.
Một điều cần lưu ý, có đôi khi trông có vẻ mắt trẻ bị lé trong giai đoạn đầu này là điều bình thường. Khi được 4 tháng tuổi mắt trẻ sẽ tốt hơn nhiều.
2 tháng: Giúp trẻ sơ sinh phát triển cử động tay và thị giác tốt hơn bằng cách vỗ tay vào nhau và hát các bài hát. Theo thời gian, bé sẽ cố gắng bắt chước các chuyển động và giọng nói của bạn, phát triển kỹ năng phối hợp tay mắt và ngôn ngữ. Sau đó, bé cũng sẽ bắt đầu bắt chước các biểu hiện của bạn. Vì vậy hãy thử ôm bé sát lại gần và thè lưỡi, há to miệng hoặc cười thật tươi. Trong vài tháng tới, bé sẽ bắt đầu bắt chước các hành động này của bạn.
3 tháng: Bé đã bắt đầu chơi bằng tay và chạm vào đồ vật. Khuyến khích sự phối hợp giữa tay và mắt bằng cách đưa các lục lạc và đồ chơi nhiều màu sắc để trẻ cầm. Trẻ được 3 tháng cũng rất thích ngẩng đầu lên, vậy nên hãy khuyến khích trẻ thực hiện việc này vào thời gian nằm sấp. Mua cho trẻ những chiếc gương an toàn để chúng có thể nhìn vào. Nó sẽ kích thích trẻ ngầng đầu cao hơn nữa để nhìn thấy khuôn mặt đáng yêu đang nhìn lại mình.
4 tháng: Các kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ ngày càng phát triển. Bé sẽ thể hiện cảm xúc bằng cách bập bẹ vui vẻ khi nhìn thấy món đồ chơi sặc sỡ, hoặc khóc lóc giận dữ khi bị bố mẹ lấy mất đi.
5 tháng: Đôi mắt và đôi tai của bé đang bắt đầu hoạt động tốt như của người lớn. Bé cũng đang bắt đầu bi bô tập nói. Hãy thử lặp đi lặp lại các từ đơn để giúp bé học cách giao tiếp. Lặp lại các từ và khuyến khích khi bé cố gắng bắt chước bạn. Hãy bắt đầu đọc sách cho bé, khi đọc thì chỉ tay vào các hình ảnh và giới thiệu tên chúng cho bé.
6 tháng: Chẳng bao lâu nữa em bé sẽ học cách ngồi dậy và di chuyển xung quanh. Hãy giúp trẻ phát triển kỹ năng bò bằng cách đặt bé nằm sấp. Sau đó đặt 1 món đồ chơi trên sàn nhà và khuyến khích bé bò lại lấy món đồ chơi đó. Vì trẻ sơ sinh ở độ tuổi này hầu hết đều cho mọi thứ vào miệng nên hãy đảm bảo đồ chơi phải lớn hơn kích thước của ống giấy vệ sinh. Hãy luôn để măt đến trẻ để phòng tránh các tai nạn.
7 tháng: Kỹ năng cử động tay của bé đang phát triển – và khả năng cầm nắm sẽ phát triển nhanh trong vài tháng tới. Hãy kích thích các kỹ năng vận động và phối hợp của bé bằng cách cho bé các đồ vật nhỏ và an toàn để bốc và nhặt bằng các ngón tay. Hãy cung cấp cho bé vài chiếc cốc và thìa nhựa để bé chơi. Hoặc cắt thức ăn thành các mẩu nhỏ cho bé bốc nhón.
8 tháng: Đây là thời điểm nhạy cảm để kích thích cảm giác của bé về không gian và ngôn ngữ. Cho bé chơi những đồ chơi xếp chống như cốc giấy cốc nhựa, hoặc đậy nắp vừa vặn vào nồi. Ngồi chơi cùng bé và hỏi “Mũi của con đâu?” và chỉ vào mũi của bé. Khi bạn thực hiện nhiều lần trò chơi này với những bộ phận khác trên cơ thể, thì đây chính là các để dạy bé hiểu ý nghĩa của các từ ngữ.
9 tháng: Bé có thể trở nên thích thú với các đồ vật có bản lề và cách chúng hoạt động. Hãy chú ý khi trẻ chơi với những cuốn sách bìa cứng, cách cửa tủ, hộp có nắp hoặc đồ chơi mở ra đóng vào được. Bạn sẽ thấy có lúc bé sẽ đóng mở chiếc cánh tủ đến hàng chục lần – đấy là trẻ đang phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt.
10 tháng: Bé sẽ thích tìm kiếm những thứ bị giấu đi. Hãy cùng bé chơi trò chơi ú òa, hoặc “nó đi đâu rồi nhỉ?” để giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh và khái niệm sự vĩnh viễn của vật thể – tức là mọi thứ sẽ không biến mất hoàn toàn khi trẻ không nhìn thấy nó nữa. Hãy chơi cùng bé bằng cách phủ 1 tấm khăn lên đồ chơi của bé để giấu nó đi, và đưa tay bé đến gần để lôi tấm khăn ra. Đồ chơi lại xuất hiện trước mắt bé, hẳn bé sẽ rất thích thú với điều này.
11 tháng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ với nhiều trò chơi và bài hát. Hãy lưu ý là kỹ năng ngôn ngữ phát triển thông qua sự tương tác của con người chứ không phải qua Tivi hay iPad. Vì vậy hãy dành thời gian nói chuyện thật nhiều với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì, đặt câu hỏi và sử dụng các cử chỉ, giọng điệu ấn tượng. Bé đang theo dõi và học hỏi từ tất cả những hành động của bạn đấy.
Sẽ có một số bé biết nói sớm. Một vài bé biết bò nhanh hơn các bạn cùng tuổi. Tất cả trẻ sơ sinh đều phát triển theo tốc độ của riêng chúng. Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn và tận hưởng hành trình trưởng thành của con bạn.