Điểm quan trọng nhất trong việc bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ cho trẻ chính là nhanh chóng làm phong phú kho từ vựng của trẻ đồng thời định hình cho trẻ cách phát âm đúng, không nói ngọng
Đừng cho rằng do cỏn nhỏ, đối với những từ khó giải thích trẻ sẽ không hiểu. Trên thực tế ý nghĩa của hành động này không phải để trẻ ngay lập tức ghi nhớ hay nghe hiểu, mà dùng để lý giải những bản thân hành vi của những từ sinh ra, dạy cho trẻ thái độ và phương pháp học. Nếu người lớn gặp phải chỗ khó trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ mà bỏ qua luôn thì trẻ sẽ hình thành thói quen xấu là “Không tìm hiểu tận gốc vấn đề”
Việc trẻ nói ngọng phát âm sai cũng cần được nghiêm túc coi trọng từ khi còn nhỏ. Vẫn còn những trường hợp cha mẹ người thân tỏ ra thích thú và nhại lại khi mà trẻ phát âm sai, nói ngọng. Biến nó thành trò đùa dai dẳng thay vì uốn nắn sửa sai cho trẻ. Đây là sai lầm cực lớn. Bởi vì như vậy sẽ chỉ khiến trẻ vĩnh viễn không thể phát hiện ra lỗi sai trong phát âm của mình, để thói quen trở thành tự nhiên, khó mà sửa được. Việc nói ngọng, phát âm sai khó sửa sẽ khiến trẻ rất thiệt thòi khi trường thành.
Mình đã rất kiên nhẫn làm theo những cách sau đây để giúp con sửa tật nói ngọng và phát âm sai. Mong là sẽ giúp được bố mẹ nào đang có con trong trường hợp này.
Các bố mẹ cũng nên lưu ý rằng:
99,9% trẻ nói ngọng trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuổi, vì vậy khi con nói ngọng, cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Cùng với sự phát triển của cơ thể, các bộ phận, chức năng của bé sẽ hoàn thiện theo thời gian.
Từ 2-3 tuổi trẻ chưa nói được tròn vành, rõ chữ vì ở lứa tuổi này trẻ đang trong quá trình phát triển về âm, nếu được sửa trẻ có thể tự điều chỉnh nói cho đúng.
Cha mẹ nên kiên trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng.
Nếu nghi ngờ bé nói ngọng xuất phát từ yếu tố bệnh lý, ví dụ dính thắng lưỡi thì cần đưa con đi khám ngay.