Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Mẹo khuyến khích trẻ nói thành câu hoàn chỉnh

Mẹo khuyến khích trẻ nói thành câu hoàn chỉnh

meo hoc noi

Trẻ thật đáng yêu khi trong giai đoạn tập nói. Bằng cách quan sát, bắt chước và lặp lại, vốn từ vựng của trẻ tăng lên từng ngày. Nhưng nhiều bố mẹ sẽ lo lắng rằng đến khi nào thì con mình mới nói được câu hoàn chỉnh. Và sốt ruột lo con bị chậm nói. Bài viết này mình sẽ chia sẻ về kinh nghiệm và các mẹo để khuyến khích trẻ nói thành câu hoàn chỉnh.

Quá trình học nói của trẻ

Hẳn các bố mẹ đều rất vui mừng khi trẻ nói được từ đầu tiên như ‘mẹ‘ hay ‘‘… Nhưng khi sự hào hứng này qua đi thì có thể bạn sẽ lo lắng vì sự phát triển về vốn từ vựng của trẻ chậm kinh khủng. Nhưng đừng buồn phiền vì điều đó hoàn toàn bình thường.

Theo nghiên cứu, nếu con bạn nói từ đầu tiên khi được 1 tuổi thì thông thường trẻ chỉ nói được 30 đến 50 từ trong sáu tháng sau đó. Tuy nhiên sau 18 tháng tuổi, sẽ có một sự bùng nổ về ngôn ngữ, mức độ tiếp thu từ ngữ của trẻ tăng vọt. Và đến khi trẻ tích trữ ít nhất 100 từ thì con sẽ có thể bắt đầu nói thành các cụm từ và câu ngắn. Đến lúc này hẳn cả con và bố mẹ đều rất hạnh phúc vì cuối cùng con đã có thể nói đầy đủ những gì con muốn và bố mẹ đã có thể hiểu thực sự con muốn gì.

Vào khoảng giữa sinh nhật thứ 2 và thứ 3 của trẻ, những câu nói của trẻ trở nên phong phú và đa dạng hơn. Trẻ có thể thêm vào những từ ‘nhưng‘, ‘‘, ‘của con‘,.. trẻ cũng sẽ bắt đầu sử dụng số nhiều, thì quá khứ, và các cấu trúc ngữ pháp đơn giản khác. Thay vì chỉ có mỗi động từ, ‘ăn’, ‘uống’, hay danh từ ‘con chó’, ‘cái kẹo’, đến lúc này trẻ sẽ nói đầy đủ câu và đúng ngữ pháp hơn. VD: ‘Con muốn uống nước’, ‘Con chó màu trắng’.

Mẹo khuyến khích trẻ nói câu hoàn chỉnh

Bất cứ ai mới học một cái gì mới cũng sẽ mắc nhiều sai lầm, trẻ tập nói cũng vậy. Trẻ có thể sẽ bị nhầm lẫn các từ, phát âm sai, và có thể tự ‘phát minh’ ra những từ mới của riêng mình.

Lúc đó bố mẹ nên tuyệt đối không sửa sai một cách thô bạo, và dồn dập, như “Con lại nói sai rồi, nói lại đi”. Như vậy trẻ có thể sẽ trở nên lo lắng, dẫn đến ngại nói. Nếu bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi sai của trẻ, thì có thể trẻ sẽ nghĩ rằng, thà im lặng tốt hơn là nói ra một lần nữa để bị chỉnh.

Một cách làm hiệu quả hơn là bố mẹ hãy nói lại một lần cụm từ chính xác, như thể bạn đồng ý với trẻ thay vì chỉ ra sai lầm của con. VD khi trẻ nói, ‘Con chó bơi trên đường‘. Bạn hãy nói ‘Đúng thế, con chó đang đi trên đường‘.

Các cách khuyến khích trẻ nói câu hoàn chỉnh.

Phản ứng lại mọi câu nói của trẻ
Nhìn thẳng vào mắt con khi trẻ nói chuyện với bạn và cố gắng đưa ra những phản ứng thích hợp. Để trẻ thêm động lực và biết mình đang được lắng nghe.

Thay đổi một câu chuyện quen thuộc
Sửa lại câu chuyện yêu thích của con, có thể là đổi tên một nhân vật, hay một hành động của nhân vật. Trẻ sẽ để ý điều này và ngay lập tức phản ứng lại để chỉnh lại câu nói của bạn cho đúng.

Sử dụng điện thoại đồ chơi
Bé sẽ thích những cuộc trò chuyện tưởng tượng trên điện thoại đồ chơi, chẳng hạn gọi điện cho ông bà hoặc bạn bè. Trò chơi này sẽ thu hút hầu như tất cả các bé.

Vốn từ vựng của con bạn sẽ phát triển nhanh chóng, nhưng khả năng phát âm không theo kịp tốc độ. Do đó, hãy nhấn mạnh cách phát âm đúng trong câu trả lời của bạn. Để giúp con sửa nói ngọng, phát âm sai, các bố mẹ có thể tham khảo clip này của mẹ Jay.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
day le phep
Cách đơn giản để dạy trẻ lễ phép
kiem soat cảm xúc
Dạy con 7 quy tắc kiểm soát cảm xúc
day con tieng anh tai nha
Cách bắt đầu dạy tiếng Anh tại nhà cho con

Bình luận