Home > Em Bé > Ăn Uống > Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

Trẻ ăn gì khi bị sốt

Trước hết, các cha mẹ hãy nhớ rằng sốt không phải là bệnh. Trên thực tế đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của con bạn đang hoạt động rất tốt. Trong thời gian bị sốt, sự thèm ăn của bé cũng sẽ bị giảm sút. Bố mẹ có thể lựa chọn những món ăn nhiều chất dinh dưỡng để bé có thể hồi phục nhanh chóng hơn. Bài viết này sẽ đưa ra cho bố mẹ danh sách thực phẩm nên cho trẻ ăn khi bị sốt để tham khảo nhé.

1. Sữa mẹ

Nếu con bạn vẫn còn đang bú mẹ thì hãy cho trẻ bú thường xuyên hơn trong lúc bé bị ốm. Ngực của bạn có thể cảm nhận được bé đang sốt hay nhiễm trùng (thông qua nước bọt của bé). Thành phần của sữa mẹ tiết ra sau đó sẽ thay đổi, bao gồm nhiều kháng thể hơn để giúp chống lại nhiễm trùng và hạ sốt. Ngoài ra, cho con bú sẽ mang lại sự thoải mái cho bé, giúp bé dễ chịu hơn trong khi bị bệnh.

2. Súp gà

Nếu bé đã ăn được thức ăn dạng lỏng thì súp gà bổ sung thêm rau là một thực phẩm lý tưởng để cho ăn khi bị sốt. Đây là món ăn cân bằng đủ cả vitamin, khoáng chất và protein mà cơ thể bé rất cần khi đang bị ốm.

Ngoài ra, bé cũng cần bổ sung nhiều chất lỏng và chất điện giải cần thiết. Nếu bé bị sốt vì bị cảm lạnh hoặc cúm, thì hơi nước từ súp sẽ giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn mũi. Đồng thời, thịt gà có chứa một axit amin gọi là cysteine có tính chất chống virus và chống oxy hóa giúp kiểm soát cơn sốt.

3. Súp nấm

Những lợi ích sức khỏe của nấm là rất nhiều trong đó có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Súp nấm nóng là thực phẩm tuyệt vời cho trẻ mới biết đi khi bị cảm lạnh và ho. Tốt nhất nên cho các bé đã hoặc trên một tuổi ăn.

4. Hoa quả

Bạn hãy thử nghiền nát trái cây tươi, đổ vào khuôn và đem đông lạnh, có thể làm tương tự với sữa mẹ. Cả hai loại thực phẩm này đều chứa chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác giúp trẻ chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Ngoài ra, sự mát mẻ của những món này cũng sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể bé lại còn rất ngon nữa.

5. Khoai tây nghiền

Khoai tây nghiền rắc gia vị có thể giúp bé no bụng và có hương vị thơm ngon. Món này thường hấp dẫn trẻ em ở mọi lứa tuổi. Hãy cho bé ăn khi bé được tám tháng tuổi trở lên.

6. Yến mạch

Bột yến mạch có chứa nhiều vitamin E giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nó còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol, và chất xơ beta-glucan cũng giúp củng cố hệ miễn dịch.

Các mẹ nên tránh những loại yến mạch ăn liền đã qua chế biến mà nên chọn những loại yến mạch nguyên hạt.

Những món nên tuyệt đối tránh cho bé ăn khi đang bị sốt, cảm cúm

Đồ uống có chứa caffein: Dù cho bé không uống trà hay cà phê thì đồ uống có ga và nước ngọt cũng có chứa caffein. Chúng chứa nhiều đường và có thể khiến cơ thể bé bị mất nước nếu uống vào.

Thức ăn cứng: Nếu bé bị sốt là do nhiễm trùng cổ họng, tốt nhất bạn nên tránh những món như bánh quy giòn, khoai tây chiên và các loại thực phẩm thô khác bởi chúng có thể gây kích thích cổ họng.

Thực phẩm chế biến sẵn: Loại thực phẩm này ít chất dinh dưỡng, giàu chất béo bão hòa và đường, đồ ăn vặt không hề giúp hệ thống miễn dịch của con bạn chống lại sự nhiễm trùng gây sốt được nên hãy tránh càng xa càng tốt.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết ở trẻ
trẻ bị đái dầm
Trẻ bị đái dầm và cách điều trị
4 viec tre can phai hoc
Trẻ em ở độ tuổi 5-15, nhất định phải học được 4 điều này

Bình luận

xnxx indian