Home > Em Bé > Chăm Sóc Trẻ > Những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển răng của trẻ nhỏ

Những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển răng của trẻ nhỏ

Răng của trẻ

Sự phát triển răng của trẻ ngoài bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng, còn chịu tác động bởi nhiều thói quen hàng ngày mà cha mẹ có thể không để ý tới. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển răng của trẻ mà các bậc cha mẹ cần quan tâm.

Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng:

Điều trị biếng ăn, suy dinh dưỡng sớm sẽ giúp trẻ bắt kịp sự  tăng trưởng của các bạn cùng lứa tuổi. Nhằm tránh thiếu đa vi chất ảnh hưởng sự phát triển hệ răng. Cần khuyến khích trẻ ăn thêm những thực phẩm được làm từ sữa (sữa chua, phô mai…), thường xuyên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều canxi như: Cua đồng, tôm, tép, ốc, cá con ăn luôn cả xương.

Không có điều kiện để tiếp xúc nhiều ánh nắng

Cần tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng một chế phẩm vitamin D phù hợp cho cơ thể trẻ.

Mút ngón tay

Lý do thói quen này được xếp vào thói quen không tốt do có thể đẩy các răng phía trước ra ngoài, gây ra hiện tượng “răng vẩu”. Trường hợp mút vú cao su hay bú bình cũng có thể gây ra hiện tượng “răng vẩu” nhưng không đáng kể. Muốn tránh cho trẻ khỏi bị thói quen mút tay, ngay từ khi còn rất nhỏ, các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn loại bỏ thói quen này ở trẻ, không để trẻ bị đói và bất an.

Ngậm bình sữa bú khi ngủ

Bú bình dễ gây ra hiện tượng sâu răng, Đây là do trẻ bú bình sữa, nước trái cây hay dùng các dung dịch ngọt trong suốt ngày ngay cả khi ngủ. Trong khi ngủ chỉ có rất ít nước bọt được tiết ra để làm giảm axít trong miệng và bảo vệ răng, do đó những răng phía trước sâu rất nhanh.

Tật cắn móng tay và gặm bút ở trẻ

Các thói quen cắn móng tay, gặm bút , cắn các vật cứng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, ê , đau răng và giảm độ ngon miệng khi ăn uống lâu ngày còn có thể làm chết tủy răng và dễ có  nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng phần da xung quanh móng gây mất vệ sinh hay dễ nhiễm các bệnh giun sán.

Việc cắn móng tay có thể là do tâm lý hay do thói quen và trẻ làm việc này một cách không ý thức. Cha mẹ tránh la mắng, phạt trẻ vì có thể làm cho tật xấu càng phát triển hơn. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ một cách nhẹ nhàng , xây dựng ý thức từ bỏ thói xấu này ở trẻ và nhắc nhở khi trẻ quên cho vào miệng , cha mẹ tìm cách lôi cuốn con trẻ vào những chú ý mới như những trò chơi khác cần sử dụng tay để trẻ không có cơ hội cắn móng tay.

Dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn

Tránh dùng tăm xỉa răng với động tác “xỉa”quá mạnh , đặc biệt là chọc xuyên tăm qua kẽ răng vì nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên ,có thể làm trẻ bị mòn răng, tổn thương ,nhiễm trùng nướu và sẽ làm hở kẽ răng ngày càng rộng ra thêm tạo cơ hội mắc thức ăn nhiều và dễ dàng hơn.

Điều cha mẹ cần tránh

Trong miệng trẻ sơ sinh không có vi khuẩn gây sâu răng. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn sẽ được truyền từ mẹ (hoặc người nuôi dưỡng) cho trẻ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay làm sạch núm vú giả bằng cách mút trong miệng trước khi cho trẻ bú.

Do không thường xuyên làm vệ sinh răng miệng, sau khi ăn không chải răng ngay. Khi răng miệng giữ không sạch, độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra gây kích thích nướu và vi khuẩn “phục kích” ở kẽ răng, ở nướu làm nướu sưng đỏ, gây cảm giác khó chịu. Cao răng bám sâu xuống nướu gây viêm nướu dẫn đến tiêu xương, tạo ra túi mủ, làm nướu bị tách ra không bám dính vào răng nữa, dây chằng và xương ổ răng bị tiêu hủy, tạo thành hệ thống túi mủ, răng lung lay ở nhiều mức độ nặng nhẹ, sau đó phải nhổ bỏ.

MUA KEM ĐÁNH RĂNG MÌNH ĐANG SỬ DỤNG CHO CON TẠI ĐÂY
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.

Ngoài ra các cha mẹ cũng KHÔNG nên:

  • Cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng.
  • Không cho trẻ sử dụng chung bàn chải đánh răng.
  • Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không được sử dụng răng cắn những vật cứng gây sang chấn và chấn thương khớp cắn. Các răng mọc lệch lạc cần được khám và điều chỉnh.

Theo Bệnh viện nhi đồng thành phố

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết ở trẻ
trẻ bị đái dầm
Trẻ bị đái dầm và cách điều trị
4 viec tre can phai hoc
Trẻ em ở độ tuổi 5-15, nhất định phải học được 4 điều này

Bình luận

xnxx indian