Cách trữ đông sữa mẹ đúng cách sẽ giúp hàm lượng dinh dưỡng trong sữa không bị mất đi. Dưới đây là những thông tin cần thiết các mẹ cần biết về cách trữ sữa cũng như thời gian lưu giữ sữa mẹ.
Thời gian sử dụng và bảo quản sữa mẹ
Đây là thời gian bảo quản sữa mẹ để tham khảo.
Tuy nhiên các bà mẹ được khuyên là sữa hút ra nên cho con ăn càng sớm càng tốt. Đừng để lâu quá, vì theo thời gian thì chất lượng sữa cũng giảm dần, nhất là hàm lượng Vitamin C.
Dụng cụ để cất giữ sữa mẹ
Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho con, nên việc cất giữ phải đảm bảo vệ sinh và giữ nguyên được chất lượng. Các đồ dùng để cất giữ sữa phải đảm bảo vệ sinh. Được làm từ chất liệu thủy tinh hoặc nhựa không chứa BPA. Hoặc các túi trữ sữa chuyên dụng.
Trong ngày, mỗi lần hút sữa xong thì nên cất riêng 1 bình. Đến cuối ngày, nếu bình sữa nào bé chưa ăn đến, thì sẽ dồn lại cho vào túi zip.
Những lưu ý khi cất giữ sữa mẹ
Nên đặt túi sữa nằm ngang để đỡ tốn diện tích và khi rã đông sữa sẽ tan nhanh hơn.
Nên ghi chú thời gian lên từng túi zip và sắp xếp theo thứ tự trước sau. Làm sao khi cần sẽ lấy túi sữa cũ ra dùng trước (tuân theo nguyên tắc, cất trước thì dùng trước).
Tốt nhất là có 1 ngăn riêng để trữ đông sữa để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn. Nhưng nếu nhà không có điều kiện thì bạn có thể cho vào 1 chiếc hộp to cất riêng trong ngăn đá tủ lạnh. Hoặc dùng 1 chiếc túi zip to hơn để chứa những túi zip đựng sữa nhỏ.
Nên cất giữ sữa mẹ vào các túi zip với lượng đủ bé ăn 1 cữ. Tức là không thiếu mà cũng đừng dư quá gây lãng phí. Bạn đều biết sức ăn của con mình là bao nhiêu để đóng túi cho phù hợp.
Vì thể tích sữa mẹ sẽ tăng lên khi ở trạng thái đông lạnh. Nên các mẹ lưu ý là đừng cho quá đầy túi hay bình đựng sữa. Nếu không túi sẽ bị nứt, rách, làm nhiễm khuẩn sữa.
Hãy xem clip chia sẻ về trữ đông sữa mẹ của mẹ Jay để tham khảo thêm.