Home > Gia Đình > Bảo Vệ Trẻ > 10 loại vắc xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi

10 loại vắc xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi

vaccin

Bộ Y tế đã ra thông tư về 10 loại Vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi bao gồm:

1. Viêm gan siêu vi B

Vắc xin viêm gan B nằm trong các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh bắt buộc trong 24 giờ. Theo các chuyên gia y tế, đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu tiêm mũi 1 đúng thời gian quy định (tức trong 24 giờ), Vắc xin sẽ phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Nếu không tiêm trong 24 giờ, hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần và không còn hiệu quả nếu tiêm sau 7 ngày.

2. Bệnh lao

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng Vắc xin  BCG để tiêm phòng bệnh lao  cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu trẻ sinh ra bình thường, sức khỏe ổn định thì nên tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

3. Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Để phòng bệnh hiệu quả cho bé, bố mẹ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT – VGB – Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.

4. Bệnh ho gà

Để phòng bệnh ho gà, bố mẹ nên tiêm phòng cho trẻ Vắc xin  5 trong 1 (bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) cho trẻ 2-3-4 tháng tuổi. Tiêm nhắc vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván khi trẻ được 18 tháng tuổi.

5. Bệnh uốn ván

Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. Việc này không chỉ giúp phòng uốn ván ở trẻ mà còn tạo nên miễn dịch rộng rãi cho mọi người.

6. Bệnh bại liệt

Vắc xin  phòng bệnh bại liệt bao gồm 2 loại: giảm động lực đường uống (OPV) và bất hoạt đường tiêm (IPV). Cả 2 loại Vắc xin  này đều đang được triển khai cho trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên Vắc xin  đường tiêm đang thay dần cho đường uống.

7. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B (Hib)

Viêm phổi và viêm màng não là 2 bệnh phổ biến nhất do vi khuẩn Hib gây ra. Những bệnh này có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin Hib. Theo đó, tiêm chủng đầy đủ 3 liều vắc xin Hib theo đúng lịch sẽ giảm được nguy cơ bệnh Hib lên đến hơn 90%.

8. Bệnh sởi

Sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Vì thế, bố mẹ nên tiêm phòng Vắc xin  cho trẻ. 

9. Viêm não Nhật bản B

Vắc xin  viêm não Nhật bản B được tiêm phòng cho trẻ 1 tuổi. Ngoài ra, để phòng viêm não Nhật Bản cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè, bố mẹ cần chú ý ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt…

10. Rubella

Vắc xin  Rubella cũng nằm trong lịch tiêm chủng thường xuyên dành cho trẻ nhỏ. Theo đó, bé sẽ được tiêm vắc xin sởi – rubella lúc đủ 18 tháng.

Để biết được thứ tự các mũi tiêm, thời gian tiêm lần đầu và nhắc lại, các bậc phụ huynh vui lòng xem lịch tiêm phòng cho trẻ ở bài viết trên trang web Chamengaynay.com.

Bạn cũng có thể thích
lich tiem chung
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0-10 tuổi cần nắm rõ
Tiêm chủng Covid-19
6 câu hỏi về tiêm chủng cho con mùa dịch Covid-19
Tiêm vắc xin gì trước khi mang thai
Những vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Benh bach hau
Bảo vệ trẻ khỏi bệnh bạch hầu

Bình luận

xnxx indian