Home > Gia Đình > Bảo Vệ Trẻ > 6 câu hỏi về tiêm chủng cho con mùa dịch Covid-19

6 câu hỏi về tiêm chủng cho con mùa dịch Covid-19

Tiêm chủng Covid-19

Sự bùng phát của coronavirus 2019 (Covid-19) khiến người dân trên toàn thế giới lo sợ, đặc biệt là người có con nhỏ. Những câu hỏi liên quan tới vaccine Covid-19 hay lưu ý khi tiêm chủng định kỳ cho trẻ nhỏ trong đại dịch được nhiều cha mẹ quan tâm.

1. Khi nào có vaccine ngừa Covid-19?

Hiện tại, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang nỗ lực để phát triển một loại vaccine chống lại virus này. Trên thực tế, nhiều loại vaccine khác nhau đang được phát triển đồng thời. Nếu thành công, đây sẽ là quá trình phát triển và xác nhận vaccine nhanh nhất trong lịch sử.

Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm những loại thuốc làm chậm cách virus lây lan trong cơ thể và giảm các vấn đề hô hấp nghiêm trọng mà nó có thể gây ra cho những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19. Dù vậy, họ cần có thêm thời gian để tiếp tục tìm hiểu bởi việc sử dụng thuốc trên người đối với một căn bệnh mới cần được thử nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2. Con tôi có nên tiêm các vaccine khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp?

Câu trả lời là “Có”. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn cần tiêm đầy đủ các loại vaccine theo tháng, tuổi bởi chúng sẽ giúp các bé tránh khỏi bệnh nghiêm trọng.

Cha mẹ có thể gọi điện lên các trung tâm tiêm chủng gần nhà, địa phương nơi mình sống để tìm hiểu thêm về vaccine cũng như việc tiêm chủng trong mùa dịch. Vì tình hình Covid-19 thay đổi theo ngày, hiện tại, các trung tâm chăm sóc sức khỏe cũng điều chỉnh cách cung cấp dịch vụ. Các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng đều thực hiện việc khai báo y tế, đo thân nhiệt cho bệnh nhân, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang… trước khi vào khám để tránh lây nhiễm.

Sự bùng phát dịch lần này nhắc nhở mọi người về giá trị của vaccine. Không có sự bảo vệ của vaccine, dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng và để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ nên cho con cái tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

3. Làm cách nào để bảo vệ bản thân và những người thân khỏi Covid-19?

Một số biện pháp phòng ngừa mà mọi người có thể thực hiện gồm: đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô có cồn; tránh chạm vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng. Nếu mọi người hắt hơi hoặc ho, hãy che miệng và mũi bằng khuỷu tay gập hoặc khăn giấy; vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức.

Người dân hạn chế tới những nơi đông người và tiếp xúc gần; giữ khoảng cách an toàn với bất kỳ ai có các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm. Mọi người nên tránh bắt tay, ôm hoặc hôn người khác; tránh dùng chung thức ăn, đồ dùng, cốc và khăn tắm.

Bên cạnh đó, mỗi ngày, các gia đình cần làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều bao gồm điện thoại, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa và mặt bàn. Ở nhà, nếu cảm thấy không khỏe, ngay cả khi sốt nhẹ và ho, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

4. Con tôi mới một tuổi, làm cách nào để bảo vệ con khỏi Covid-19?

Ngoài tất cả những lời khuyên đã được đưa ra như rửa tay, sát khuẩn, giữ gìn vệ sinh, cha mẹ cần cẩn thận hơn để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng như cho trẻ bú sữa mẹ (nếu có thể). Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh sữa mẹ có thể truyền virus nhưng các bà mẹ nên vệ sinh mũi, miệng của bản thân thường xuyên (khi cho con bú cũng như những lúc khác) để tránh lây truyền qua đường hô hấp. Sử dụng khăn lau kháng khuẩn nếu có để lau mặt bàn và bề mặt thay tã mỗi ngày một lần.

Các mẹ cũng nên cố gắng đảm bảo trẻ nhỏ chỉ nên có một tới hai người chăm sóc để giảm số lượng người mà chúng tiếp xúc. Những người chăm sóc đó nên được khuyến khích rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung những thứ cho vào miệng như cốc, bát, đĩa… Họ cũng nên tránh xa các bé nếu cảm thấy trong người không khỏe.

5. Tôi nên làm gì nếu con có các triệu chứng của Covid-19?

Hầu hết trẻ em bị Covid-19 có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Nhưng điều quan trọng là phải bảo vệ người già và những người khác dễ bị nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên giữ con ở nhà nếu nghi ngờ chúng nhiễm Covid-19, sau đó, gọi cho bác sĩ hoặc dịch vụ y tế để được tư vấn trước khi đưa trẻ đến. Họ có thể có sắp xếp đặc biệt tại phòng khám để giảm thiểu lây nhiễm cho người khác. Nếu con có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở hoặc ốm bất thường, cha mẹ cần gọi số cấp cứu hoặc đưa chúng đến bệnh viện gần nhất.

Đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cúm, các con nên được đưa đi khám sớm, tránh đến những nơi công cộng (như nơi làm việc, trường học hoặc phương tiện giao thông công cộng) và không tiếp xúc với người già hoặc thành viên gia đình bị suy giảm miễn dịch.

6. Tôi có nên đưa con đi xét nghiệm Covid-19?

Cha mẹ không cần đưa con đi xét nghiệm nếu con khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nào như: sốt, ho hoặc khó thở. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần đảm bảo thực hiện những bước quan trọng theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch bệnh.

Theo UNICEF

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết ở trẻ
trẻ bị đái dầm
Trẻ bị đái dầm và cách điều trị
khi bị lạc ở nơi đông người
Dạy con kỹ năng khi bị lạc ở nơi đông người

Bình luận

xnxx indian