Cha mẹ làm ngơ trước những câu hỏi “tại sao” sẽ làm mất đi tính hiếu kỳ của trẻ.
Hôm trước, trên nhà hàng tầng thượng của một khách sạn nọ, tôi có nghe được mẩu đối thoại này của 2 mẹ con ngồi bàn bên cạnh, khiến tôi rất quan tâm. Khi đứa con khoảng 3 tuổi bắt đầu hỏi người mẹ: “Mẹ ơi, tại sao kính lại trong suốt?” Người mẹ đã rất tận tình giải thích cho con về nguyên liệu, về cách chế tạo kính để con hiểu.
Câu trả lời của bà chưa hẳn đã giải thích đúng vì sao kính lại trong suốt, nhưng ít nhất sự nhiệt tình đấy của người mẹ làm cho sự hiếu kỳ muốn tìm hiểu thêm về kính của đứa trẻ càng lúc càng tăng lên, và tiếp tục muốn tìm hiểu hơn. Giả dụ lúc đó, người mẹ trả lời 1 cách qua loa cho xong như : “Nó trong suốt vì nó trong suốt thôi”, thì chắc chắn là lòng hiếu kỳ vừa kịp chớm lên của đứa trẻ đã bị dập tắt.
Đúng là để trả lời được những câu hỏi “vì sao” của trẻ con thì rất khó, nhưng ta khoan tính đến việc trả lời được hay không, bởi vì, việc cha mẹ cùng con suy nghĩ tìm ra câu trả lời là chắc chắn có thể làm được. Chính thái độ của người mẹ trên sẽ trở thành nguồn động lực lôi kéo hứng thú của đứa trẻ đó. Ví dụ: khi bị con hỏi: “Tại sao tàu điện lại chuyển động?“, thông thường các ông bố bà mẹ sẽ trả lời là: “Nó chuyển động được là nhờ điện”. Nghe thế đứa trẻ sẽ hỏi tiếp tạo sao lại chuyển động được nhờ điện. Lúc này nhiều người sẽ trả lời: “Nó chuyển động bằng điện thì vì nó chuyển động bằng điện chứ sao!”, và phạm sai lầm dập tắt lòng ham học hỏi của con trẻ. Nếu lúc đó cha mẹ thật nghiêm túc vận dụng hết vốn hiểu biết của mình để trả lời cho con như nhờ có động cơ, nhờ nam châm hút…, sẽ có tác động tốt vô cùng với trẻ.
Khi tôi nói vậy, một số người sẽ phản biện lại là trẻ con làm gì đã hiểu được những khái niệm đó. Có nói thì đâu đã hiểu chứ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là trẻ hiểu hay không hiểu. Điều quan trong đối với trẻ là thái độ nghiêm túc của cha mẹ với câu hỏi của trẻ. Chính thái độ nghiêm túc đó sẽ truyền sang trẻ, để trẻ biết được là câu hỏi của mình có giá trị trả lời, đáng để trả lời, nhờ đó vòng tròn của lòng hiếu kỳ càng được mở rộng, mở rộng ra mãi. Cách trả lời hời hợt, lừa dối theo nghĩa đen, sẽ chỉ mang lại cho trẻ cảm giác thất vọng, vì trẻ sẽ suy ra rằng câu hỏi của mình không phải là vấn đề đáng để được bận tâm tra lời, dẫn đến nguy cơ lòng ham muốn tìm tòi khám phá của trẻ sẽ kết thúc ở đó.
Trong đối thoại với trẻ con, thường có vấn đề là, trẻ hiểu được hay không hiểu được, nhưng thực tế tìm cách trả lời các câu hỏi tại sao của trẻ theo cách mà trẻ hiểu được là điều bất khả thi. Điều cần thiết với trẻ không phải là việc hiểu, mà là sự trân trọng và nỗ lực của cha mẹ để nuôi dưỡng hạt giống của lòng hiếu kỳ vừa chớm nảy nầm. Do đó, việc nghiêm túc trả lời câu hỏi của trẻ có vai trò tiên quyết hơn là việc cố lý giải cho trẻ hiêu.
Trích cuốn sách : Chiến lươc của mẹ thay đổi cuộc đời con
– Ibuka Masaru-