Home > Em Bé > Chăm Sóc Trẻ > Sửa tư thế ngồi đúng cho trẻ

Sửa tư thế ngồi đúng cho trẻ

Tư thế ngồi đúng

Tư thế ngồi không đúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cơ, xương và đặc biệt là cột sống của trẻ. Vậy nên bố mẹ nhất định phải sửa ngay cho bé để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bài viết này mình sẽ nói về tư thế ngồi chữ W cũng như cách sửa cho bé ngồi đúng tư thế.

Hầu hết trẻ đều có tư thế ngồi sai

Một trong những tư thế ngồi bố mẹ phải chú ý chỉnh cho con là tư thế ngồi chữ W. Ngồi theo kiểu chữ W kiểu ngồi bệt xuống sàn với hai chân hướng về hai hướng khác nhau, đầu gối gập và hai bàn chân hướng ra ngoài. Mình thấy rằng thói quen ngồi chữ W có từ khi bé biết ngồi và bò. Vì khi bé đang bò và dừng lại để ngồi bệt xuống sàn thì vị trí 2 chân sẽ thuận tiện để con gập ra sau. Rất nhiều bé có thói quen ngồi kiểu này vì chúng tạo được thế khá vững, thăng bằng, giúp bé có thể dễ dàng quay qua quay lại, với đồ chơi mà không ngã.

Dáng ngồi chữ W dồn lực lên 4 vị trí là cơ hông, gân khoeo, khớp gối và dây chằng gót. Ngồi lâu trong tư thế này sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng vận động và khả năng giữ thăng bằng của trẻ.

Trẻ dưới 2 tuổi ngồi lâu trong tư thế này lớn lên có thể bị tật chân cong, vòng kiềng. Ngoài ra, trẻ ngồi tư thế này thì lực ở thân trên sẽ nén lên cột sống khiến trẻ cong lưng, đau vai, cổ, lâu dần có thể dẫn đến vẹo cột sống. Đồng thời, ngồi kiểu chữ W do không phải dùng nhiều lực giữ thăng bằng nên cơ bắp thân trên sẽ yếu dần đi, chậm phát triển các kỹ năng vận động tinh.

Các tư thế đúng cần sửa cho bé

Để không ảnh hướng đến sự phát triển xương và khả năng vận động của trẻ, bố mẹ nên tập cho trẻ ngồi đúng tư thế ngay từ đầu.

Sau đây là những tư thế ngồi đúng cho trẻ.

1. Ngồi khoanh chân

Tư thế ngồi khoanh chân như khi ngồi thiền là tư thế tốt và phổ biến. Thậm chí, ngồi tư thế khoanh chân còn có thể khắc phục những ảnh hưởng của tư thế ngồi chữ W.

Tư thế ngồi khoanh chân giống như ngồi thiền vừa tạo cảm giác thoải mái mà không gây hại cho trẻ. Đây cũng là tư thế được khuyến khích cho trẻ trong giai đoạn tập ngồi.

2. Ngồi chữ duỗi chân chữ V

Hai chân duỗi thẳng mở một góc tạo thành hình chữ V là tư thế ngồi phù hợp nhất cho sự phát triển thể chất của trẻ. Phần lưng có thể được hỗ trợ hoặc không bằng cách ngồi dựa lưng vào tường hoặc bề mặt ổn định, có thể xếp gối sau lưng bé.

3. Ngồi xếp chân vòng tròn trước mặt

Tư thế thoải mái nhất là để trẻ ngồi duỗi hai chân ra trước, thẳng hoặc cong chụm thành vòng tròn để không ảnh hướng đến sự phát triển xương và khả năng vận động của trẻ.

4. Tư thế ngồi ngang

Tư thế ngồi bệt trên mặt đất, hai chân để cùng sang một phía là tư thế an toàn mẹ có thể tập luyện cho bé.

Ở tư thế này, hai đầu gối cong, trọng lượng dồn sang một bên hông, đồng thời đưa cả hai bàn chân ra cùng một bên. Điều này giúp loại bỏ căng thẳng từ các cấu trúc khớp hông, cho phép chuyển đổi dễ dàng trong và ngoài tư thế ngồi. Khuyến khích ngồi ở cả bên phải và bên trái để thúc đẩy sự phát triển cân bằng cả 2 bên.

MUA BẢO VỆ ĐẦU CHO BÉ TẬP ĐI TẠI ĐÂY
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.

5. Tư thế ngồi quỳ gối

Trẻ ngồi tựa lưng vào gót chân trong tư thế quỳ gấp chân (quỳ kiểu Nhật), hai bàn chân chụm vào nhau dưới mông. Miễn là trẻ không chuyển trở lại tư thế chữ W với mông đặt trên sàn, quỳ gối là một cách tuyệt vời để tăng cường cơ hông và cột sống.

6. Tư thế ngồi quỳ 1 chân

Trẻ ngồi với một chân đặt dưới sàn và chân còn lại gập lại. Ở vị trí trung lập này, các cơ sẽ được hoạt động và co giãn nhẹ nhàng mà không bị hao mòn. Nên khuyến khích bé đổi chân để phát triển cân bằng.

7. Ngồi xổm

Cho bé ngồi xổm khi chơi cũng là một cách tuyệt vời để ổn định các bài tập cơ, cơ mông và gân kheo để tăng sức mạnh tổng thể.

8. Ngồi trên ghế

Nếu trẻ gặp khó khăn với các vị trí khác, ngồi trên ghế thấp sẽ tốt cho bé khi chơi. Thời gian ở tư thế này nên được giới hạn để khuyến khích hoạt động của cơ khi chuyển sang các tư thế khác.

MUA BỘ BÀN GHẾ CHO TRẺ MẦM NON TẠI ĐÂY
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.

Để nhắc nhở bé khi bé vô tình ngồi ở tư thế chữ W, thì mình thường gõ nhẹ vào chân bé và nhắc con đổi lại tư thế khác. Mình cũng làm mẫu cho con với các tư thế ngồi khác nhau để con bắt chước.

Không nên để bé ngồi một vị trí quá lâu mà khuyến khích bé vận động, xoay các tư thế khác nhau. Mình để ý thì thông thường ngồi chơi dưới sàn hơi lâu 1 chút thì bé sẽ tự đổi sang tư thế khác. Tuy nhiên nếu bố mẹ thấy bé ngồi 1 tư thế lâu quá thì nên nhắc nhở bé thay đổi hoặc khuyến khích bé tham gia vào hoạt động khác để cả cơ thể được vận động.

Trẻ nhỏ học hỏi tốt nhất khi cơ thể của chúng được đặt ở vị trí an toàn và thoải mái. Khi bố mẹ hỗ trợ giúp con thay đổi nhiều tư thế ngồi thích hợp khác nhau, thì bố mẹ đang thiết lập cho trẻ thành công trong việc ngồi học.

Bạn cũng có thể thích
sot xuat huyet
Những dấu hiệu và lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết ở trẻ
trẻ bị đái dầm
Trẻ bị đái dầm và cách điều trị

Bình luận