Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Kinh nghiệm xử lý pin đã qua sử dụng

Kinh nghiệm xử lý pin đã qua sử dụng

Đừng vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác nữa nhé các bố mẹ. Vì sao không nên làm như vậy và cách xử lý pin đã dùng hết như thế nào, sẽ được mẹ Jay giải đáp trong bài viết này nhé.

1. Tại sao pin không được vứt vào thùng rác

Pin đã qua sử dụng không phải loại rác thông thường, nó chứa rất nhiều hoá chất độc hại cho sức khoẻ. Mỗi cục pin bị vứt ra môi trường hay không xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm 1 mét khối đất và 500 lít nước trong vòng 50 năm. Việc xử lý pin không đúng cách là mối họa lớn khi các chất độc hại như chì, thủy ngân,… rò rỉ. Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, chúng có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch… Một lượng nhỏ của chì cũng có thể gây hại cho cơ thể.

2. Cách xử lý pin đã qua sử dụng

Vì nguy hiểm như vậy nên pin cũ không thể vứt vào thùng rác cùng với các loại rác thải khác mà cần được thu gom và xử lý riêng. Ở nhà mình, thì những viên pin đã qua sử dụng sẽ được cho vào 1 chiếc hộp nhựa khô ráo. Mỗi khi thay pin mới, thì bé Jay sẽ được giao nhiệm vụ cất những viên pin đã hết vào chiếc hộp này.

Khi gần đầy hoặc tiện thì mình sẽ mang chúng qua những điểm thu gom rác thải điện tử để họ xử lý. Và để tìm được những điểm thu gom rác thải đặc biệt như pin thì mình sử dụng ứng dụng WeCollect.

3. App WeCollect thu gom pin đã qua sử dụng

Trên app WeCollect có các điểm thu gom pin đã qua sử dụng cho các bạn dễ dàng tìm kiếm và gửi pin đi. WeCollect là bên trung gian gắn kết người có nhu cầu đóng góp với các tổ chức có nhu cầu thu gom. Vì vậy, các tổ chức là người trực tiếp xử lý đồ dùng mà các bạn gửi, tùy từng tổ chức sẽ có cách xử lý khác nhau, nhưng đều đảm bảo tiêu chí xanh, sạch và an toàn với môi trường. Về vấn đề này thì mọi người có thể tin tưởng và yên tâm khi gửi đồ cho các đối tác của WeCollect.

Tải WeCollect trên App Store: apple.co/3sKs7I3

Tải WeCollect trên Google Play: bit.ly/wecollect_download_and

Ngoài pin ra thì các điểm thu nhận còn nhận thu gom đa dạng các loại khác bao gồm: chai nhựa, vỏ hộp sữa, túi nilon, giấy…

Nhưng hiện tại ứng dụng này chỉ mới đang hoạt động tại Hà Nội thôi, chắc trong tương lai gần sẽ mở rộng hơn.

Thỉnh thoảng ứng dụng sẽ tổ chức thu gom rác offline bằng các chương trình “Đổi rác lấy quà”. Tức là bạn sẽ mang các loại đồ có giá trị tái chế hoặc tái sử dụng như quần áo, sách, chai nhựa, vỏ hộp sữa, pin, giấy… đến sự kiện để quy đổi thành các phần quà. Ví dụ quà là sách, chậu cây, voucher giảm giá, ống hút dừa, và rất nhiều những sản phẩm “xanh” khác. Các bố mẹ có thể đưa con tới những sự kiện như thế này để dạy con về phân loại rác và tái chế rác.

Ngoài ra, đối với những loại đồ dùng mà tiêu tốn nhiều năng lượng, hết pin nhanh như đồ chơi của con, thì mình chuyển sang dùng pin sạc. Mình đã từng review bộ sạc pin Xiaomi Zmi và pin sạc Zi5, Zi7 ở đây rồi. Các gia đình có thể tham khảo và chuyển qua sử dụng pin sạc cho tiết kiệm và bảo vệ môi trường nhé.

Bình luận

xnxx indian