Home > Em Bé > Trẻ mọc răng theo lịch trình thế nào

Trẻ mọc răng theo lịch trình thế nào

Lịch mọc răng

Trẻ mọc răng là dấu hiệu của sự phát triển hệ xương và răng. Đó cũng là biểu hiện cho thấy cơ thể trẻ không bị thiếu canxi. Lịch mọc răng dưới đây sẽ giúp các bố mẹ dễ dàng theo dõi quá trình mọc răng ở trẻ.

Từ 6 – 12 tháng: Bốn răng cửa giữa

Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây đau đớn cho bé nhiều nhất. Trẻ có thể cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và sốt nhẹ.
Sau khi hai răng cửa hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi bé bước sang tháng thứ 8.

Từ 9 – 16 tháng: Hai răng cửa trên dưới

Khi bé được 9 tháng đến 10 tháng, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc. Hai răng cửa hàm dưới thường xuất hiện muộn hơn, mọc khi bé bước vào tháng tuổi thứ 16.

Lịch mọc răng đầy đủ của trẻ
Trẻ chỉ cần mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì vẫn hoàn toàn phát triển bình thường

Từ 13 – 19 tháng: 4 răng hàm sữa

Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên. Đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.
Tiếp theo là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm dưới đối diện với hai chiếc răng hàm trên. Lúc này, mẹ cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng của trẻ để bổ sung flo và phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Từ 17 – 23 tháng: 4 răng nanh sữa

Chiếc răng nanh sữa hàm trên nhú mọc khi trẻ được 16 – 18 tháng, lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm.
Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện sau khi hai chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ. Trong một vài trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng mới nhú mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa này.

Từ 23 – 33 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng

Hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ lấp đầy hàm dưới vào tháng thứ 23. Khi hai răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên.

Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh hoàn thiện khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 30. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc. Cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh viễn mọc lệch.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết ở trẻ
trẻ bị đái dầm
Trẻ bị đái dầm và cách điều trị
4 viec tre can phai hoc
Trẻ em ở độ tuổi 5-15, nhất định phải học được 4 điều này

Bình luận