Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Mẹo giúp bé tự tin

Mẹo giúp bé tự tin

tu tin

“Trẻ tự tin sẽ biết mình là ai, mình muốn gì, và cần làm những gì.” Đây là câu nói mà mẹ Jay rất tâm đắc.

Dù mỗi đứa trẻ có những cá tính và tính cách khác nhau, bé trai và bé gái cũng có những cách thể hiện khác nhau. Nhưng mẹ Jay thấy rằng, trẻ mạnh dạn tự tin hay nhút nhát đều là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài từ phía gia đình. Bé Jay cùng từng là một em bé nhút nhát, sợ người lạ. Thường nép vào người mẹ khi có ai đó tới bắt chuyện, nhưng giờ đây bé đã có thể tự tin thoải mái hát vang nơi đông người. Mạnh dạn trả lời khi có người hỏi chuyện. Để có kết quả này là mẹ Jay đã áp dụng những mẹo sau đây, hôm nay sẽ chia sẻ cùng mọi người nhé.

1. Giao tiếp thật nhiều với con

Chính bố mẹ và gia đình là những người gần gũi với con nhất, nếu trẻ không tự tin nói chuyện với bố mẹ thì làm sao trẻ có thể tự tin giao tiếp với người ngoài được. Vậy nên bố mẹ hãy trò chuyện với con nhiều nhất có thể, như những người bạn để trẻ có thể học thêm nhiều điều. Trong quá trình trò chuyện hãy để trẻ có quyền có tiếng nói. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Hãy kiên nhẫn và cổ vũ bé đưa ra những câu phản biện hay lý lẽ để thuyết phục bố mẹ. Với cách làm này không chỉ giúp bé hình thành nền tảng ngôn ngữ rất tốt mà còn giúp bé tự tin khi kể chuyện hay thuyết trình trước đám đông sau này.

2. Tạo điều kiện cho bé tự quyết định

Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhặt nhất như: cho con tự quyết định chọn dép gì, quần áo gì…để đi ra ngoài, còn việc của bố mẹ lúc này là giúp con phối đồ sao cho phù hợp. 

Hoặc khi đi ăn ở ngoài, hãy khuyến khích để con tự chọn món và order đồ. Có thể để con tự thanh toán, hay xếp hành mua đồ ở siêu thị. Những việc làm này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất lớn khi trẻ được tiếp xúc với những người khác và nói lên mong muốn của mình.

Tuy nhiên Nếu bạn đã đưa cho con quyền quyết định thì nên tôn trọng quyết định đó. Bố mẹ cũng cần dạy con về việc chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nếu con đã chọn món A thì con sẽ ăn hết món đó nhé. Dần dần bé sẽ học được cách suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra một quyết định vì trẻ biết nó sẽ mang đến kết quả ra sao.

MUA SÁCH NUÔI CON TỰ TIN TẠI ĐÂY
Nếu bạn mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi) website chamengaynay.com sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để duy trì hoạt động. Cám ơn đã ủng hộ chúng mình.

3. Không để trẻ bị “mất mặt” trước người ngoài.

Trẻ con thì thường chưa hiểu được nhiều chuyện, tất cả những gì bạn dạy bé chưa có thể tiếp thu hết ngay được. Nên sẽ có những lúc bé chưa lễ phép, nói trống không, tranh giành, đòi hỏi…Những lúc đấy chắc chắn sẽ bố mẹ sẽ không hài lòng và ngay lập tức trách phạt con, ép con phải làm thế này, thế kia. Vậy là bạn đang làm sai đó. Sai lầm này khiến bé ngại giao tiếp vì sợ sai, sợ bị trách mắng.

Bạn có thoải mái không khi bị sếp trách mắng trước mặt đồng nghiệp khác. Trẻ con cũng vậy, đừng nghĩ là trẻ không có tâm lý xấu hổ khi bị “bẽ mặt”. Trong trường hợp này, mình sẽ nhẹ nhàng động viên, nhắc nhở bé. 

Con có nghĩ là mình nên làm như vậy không? Nói sao mới đúng nhỉ con yêu. 

Đừng làm mọi chuyện căng thẳng ở chốn đông người. Dạy con thì hãy để về nhà. 

4. Dạy con biết lắng nghe

Trước khi trẻ có thể là người nói tốt thì trẻ nhất thiết phải là người nghe tốt đã. Cha mẹ hãy hướng dẫn con cách đừng vội cắt ngang lời người khác mà phải luôn lắng nghe một cách lịch sự, luôn quan sát thái độ của người khác, chờ đến lượt mình mới trình bày ý kiến. Việc này nghe thì to tát, nhưng thật ra bạn có thể tập với con hằng ngày, và chính bạn cũng là người làm gương cho con.

Chẳng hạn, khi bé và em tranh nhau “mách tội” với cha mẹ thì bạn nên ngăn con lại, chấn chỉnh con một cách thật nhẹ nhàng, để từng đứa trẻ lần lượt nói, và đứa trẻ này nói phải có đứa trẻ kia nghe. Khi trẻ học được cách lắng nghe, trẻ sẽ “luyện” dần cho mình cách nói chuyện thuyết phục, có đầu có đuôi, logic để thuyết phục người khác.

5. Động viên đúng lúc và chỉ ra sai lầm

Khen ngợi khi con làm tốt, động viên khi con cố gắng nhưng chưa đạt được. Đó sẽ là động lực giúp bé tự tin hơn. Muốn phấn đấu làm tốt hơn nữa. Đồng thời khi bé làm sai, bố mẹ cũng cần chỉ chỗ sai cho con, nhưng với thái độ xây dựng chứ không phải trách mắng, để bé rút kinh nghiệm, dần dần bé sẽ không lặp lại nữa.

6.  Khuyến khích trẻ kết bạn

Cho bé đi học, đến khu vui chơi, hay đi dạo xung quanh là cũng sẽ tăng cơ hội kết bạn cho bé. Giúp bé tiếp xúc và giao tiếp với nhiều trẻ em khác hơn, xây dựng mối quan hệ hay tình bạn. Dần dần bé sẽ bớt lạ người, và tự tin giao tiếp. Do đó cha mẹ cũng phải là tấm gương cho con, hãy chào hỏi và nói chuyện thân thiện.

7. Hãy giúp con từ từ tiếp nhận

Khi mới đến một không gian hay môi trường mới lạ, kể cả người lớn đôi khi cũng sẽ choáng ngợp và hoang mang, huống hồ là đứa trẻ. Vậy nên bố mẹ đừng vội vứt con ra để con tự bơi. Mà hãy đứng bên cạnh, để bé có thêm nguồn sức mạnh để bé yên tâm hơn. Cho bé chút thời gian để bé quan sát, đánh giá môi trường và những người lạ, cho đến khi bé cảm thấy “an toàn” thì trẻ sẽ tự tin thể hiện bản thân.

Chín ép không bao giờ ngon. Đừng ép buộc con trẻ!

Mình nghĩ rằng, dạy trẻ luôn là một quá trình lâu dài và kiên trì. Không thể rập khuôn cách nuôi dạy đứa trẻ này với những đứa trẻ khác. Cha mẹ thông thái nên điều chỉnh để biết được cái gì tốt nhất cho con mình.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
day le phep
Cách đơn giản để dạy trẻ lễ phép
kiem soat cảm xúc
Dạy con 7 quy tắc kiểm soát cảm xúc
day con tieng anh tai nha
Cách bắt đầu dạy tiếng Anh tại nhà cho con

Bình luận

xnxx indian