Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn 1°C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm, là bệnh nặng. Đôi khi đó là một dấu hiệu tốt, khi đó là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
Khi nào thì trẻ được coi là bị sốt?
Sốt là lúc nhiệt độ người bé cao hơn 37,5°C. Nếu tăng lên 38,5 thì được gọi là sốt cao. Còn nếu thân nhiệt bé chỉ khoảng 37,6°C đến 38,4°C thì được coi là sốt nhẹ. Tuy nhiên, nhiệt độ ở các vùng khác nhau trên cơ thể lại khác nhau. Nên bố mẹ cần đo nhiệt độ chính xác cho trẻ tùy theo từng vùng trên cơ thể. Cách đo nhiệt độ chi tiết nhất, các phụ huynh có thể xem trong bài viết này:
Nếu nhiệt độ > 38°C khi đo ở hậu môn hoặc miệng, > 37,5 °C khi đo ở nách thì lúc đó trẻ mới bị sốt.
Nhiệt độ an toàn của trẻ
Nếu đo nhiệt độ cho bé tại các vị trí và thấy nhiệt độ ở mức sau thì bé không bị sốt:
- Hậu môn: 36.6 độ – 38 độ
- Nách: 34.7 độ – 37.3 độ
- Tai: 35.8 độ – 38 độ.
- Miệng: 35.5 độ – 37.5 độ
Những triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị sốt
- Cảm thấy mệt mỏi
- Trông nhợt nhạt
- Bé trở nên biếng ăn
- Cáu kỉnh
- Bị nhức đầu hoặc nhức toàn thân
- Cảm thấy không khỏe
Những việc bố mẹ cần nhớ để phòng tránh việc trẻ bị sốt
- Rửa sạch tay bằng nước với xà phòng
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho
- Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến
- Tiêm phòng đúng lịch
- Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả
- Ngủ đủ giấc
Dù vậy, bố mẹ cần nhớ rằng, Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Sốt có thể cũng là biểu hiện đầu tiên cho những bệnh lý nặng. Dù vậy, cũng có những trẻ không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, các bố mẹ cần thực hiện những phương pháp hạ sốt tại nhà, quan sát trẻ trước khi quyết định đưa trẻ đến các cơ sở y tế.