Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, em bé của bạn sẽ có kích thước của một hạt Táo. Bé bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Trên thực tế, tuần tới em bé của bạn sẽ tăng gấp đôi kích thước.
Sự phát triển của thai nhi
Bước sang tuần thứ năm của thai kỳ, các bộ phận và cơ quan trong cơ thể bé dần hình thành và phát triển. Giai đoạn này, bé cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy mẹ bầu cần hết sức lưu ý bổ sung dưỡng chất và nghỉ ngơi cần thiết.
Điểm nổi bật trong sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi là nhịp tim của bé đã xuất hiện. Và có tần suất từ 100-160 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn. Tuy nhiên, một số trường hợp khám và chưa thấy tim thai thì cũng nên bình tĩnh. Bạn có thể đợi khoảng 1 hoặc 2 tuần nữa vì mỗi bé sẽ phát triển khác nhau.
Hầu như sự phát triển của thai nhi lúc này đều tập trung vào não với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong mỗi phút. Chính vì vậy mà mẹ sẽ thường có cảm giác đói bụng, hay cồn cào. Vì cơ thể bạn cần nhiều nguồn năng lượng hơn để cung cấp và hỗ trợ sự phát triển cho bé yêu. Ngoài ra, các tuyến sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể xác định được giới tính của bé. Mà phải đợi thêm một thời gian nữa.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ
Khi thai được 5 tuần, có thể lúc này thai đã vào tử cung, cơ thể người mẹ có thể thấy xuất hiện những dấu hiệu sau:
Tăng nhiệt độ của cơ thể: Do cơ thể người mẹ phải tạo nhiều máu hơn trong thời gian này, lưu lượng máu chảy cũng tăng nhanh. Thêm vào đó quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhiều hơn để cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho bé.
Ra máu báo thai: khi hợp tử di chuyển thành công vào tử cung và làm tổ ở đó. Bạn có thể sẽ thấy vùng kín ra chút máu màu hồng nhạt hoặc nâu đậm, kèm theo đau tức bụng dưới.
Cơ thể mệt mỏi: là do hormone hCG, progesterone và estrogen tăng cao sau khi trứng thụ tinh thành công. Sự thay đổi đột ngột này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn, chán ăn, nhạy cảm với mùi, chậm kinh.
Điều cần lưu ý khi thai 5 tuần
- Nên khám thai sớm và đúng lịch. Bạn có thể tham khảo mốc khám thai định kỳ tại đây.
- Tránh ăn những thực phẩm có hại, như phô mai chưa tiệt trùng, trứng sống, thực phẩm chưa qua chế biến…Vì có thể gây ngộ độc, hoặc ký sinh trùng dẫn đến nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.
- Tiếp tục bổ sung acid folic, để hạn chế tối đa khả năng dị tật bẩm sinh.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, sắt và canxi thông qua ăn uống đủ chất và uống vitamin tổng hợp.
- Sinh hoạt lành mạnh, không uống chất có cồn, không hút thuốc lá.
- Nghỉ ngơi thư giãn cơ thể bằng những hoạt động nhẹ nhàng.
- Bắt đầu nhật ký mang thai của riêng bạn.
- Lên kế hoạch tiết kiệm cho kế hoạch sinh con