Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Trẻ nói ngọng sẽ gặp những trở ngại nào?

Trẻ nói ngọng sẽ gặp những trở ngại nào?

trenoingong

Nói ngọng là tình trạng phát âm không rõ ràng, không rành mạch từng chữ khiến những người xung quanh không hiểu đang nói gì hoặc khá khó khăn khi hiểu. Nói ngọng có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, phổ biến nhất trong độ tuổi mầm non hoặc tiểu học.

Trẻ nói ngọng, phát âm không rõ ràng khiến người khác không hiểu hết điều trẻ muốn nói, đặc biệt là khi trẻ gặp người lạ. Trẻ có thể có cảm giác thất vọng và dẫn đến việc ngại giao tiếp. Ngoài ra nói ngọng có thể làm ảnh hưởng đến việc học đọc – viết, khó khăn trong học tiếng Việt lẫn ngoại ngữ.

Hầu hết những người có khó khăn về nói đều có thể gặp một số trở ngại sau:

Về giao tiếp

Các dạng nói khó hay gặp hơn ở trẻ em, đặc biệt ở giai đoạn trẻ học nói (dưới 6 tuổi). Nói khó gây trở ngại về giao tiếp cho trẻ thể hiện:

  • Trẻ nói không rõ nên khó thể hiện nhu cầu của bản thân, làm người nghe sẽ không hiểu được đầy đủ ý của trẻ.
  • Trẻ hoặc người đối thoại có thể phải nhắc đi nhắc lại lời nói, khiến tốc độ giao tiếp giảm.
  • Trẻ có xu hướng giảm giao tiếp bằng lời nói, tránh giao tiếp ở chỗ lạ hoặc chỗ đông người.
  • Về lâu dài, vốn từ của trẻ có thể giảm do né tránh giao tiếp.

Về cảm xúc – tâm lý

Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các ảnh hưởng về tâm lý do nói khó, nói lắp chưa rõ ràng. Nhưng ở tuổi đi học, khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô những tật phát âm này làm người xung quanh chú ý. Trẻ có thể bị trêu chọc, quở trách. Những áp lực về tâm lý này khiến trẻ căng thẳng, lo lắng. Trẻ có thể trốn tránh giao tiếp, giảm quan hệ bạn bè.

Khi lớn lên có thể bị hạn chế về giao tiếp, khó thể hiện nhu cầu bản thân, nhu cầu được chia sẻ, dễ dẫn đến những trạng thái trầm cảm, cơn cáu giận bùng phát… Ví dụ: những trường hợp bị nói lắp nặng, ngọng nặng…

Giáo dục – học hành

Những trẻ lớn hơn bị tật về lời nói có thể không dám đi học vì xấu hổ. Trên lớp, hầu hết các môn học đối với trẻ không gặp khó khăn gì, trừ môn đọc và phát biểu bài. Những trẻ này ít khi đạt kết quả xuất sắc về học tập do thiếu chủ động, mạnh dạn trao đổi học tập.

Gia đình và xã hội

Quan hệ với các thành viên gia đình phần nào hạn chế. Gia đình có thể có thái độ bực tức mắng mỏ hoặc ngược lại quá bao bọc, giúp đỡ trẻ trong giao tiếp ngoài xã hội. Điều đó làm giảm cơ hội giao tiếp của trẻ. Với thầy cô, bạn bè trẻ có xu hướng hạn chế kết bạn., dần dần trẻ sẽ sống khép kín.

Người lớn bị nói lắp, thất ngôn, ngọng nặng… cũng rất khó khăn trong quan hệ xã hội. Họ ít dám ra xã hội một mình, ít chủ động giao tiếp với người lạ, khó tìm bạn đời hơn…

Đọc đến đây, hẳn các bố mẹ đã thấy thật cần thiết để sửa nói ngọng cho con ngay từ sớm cách dạy trẻ hết nói ngọng không khó, cần nhất chính là sự kiên trì, nhẫn nại của ba mẹ. Hãy tham khảo các mẹo đơn giản để sửa nói ngọng cho con của mẹ Jay ở clip bên dưới nhé!

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
day le phep
Cách đơn giản để dạy trẻ lễ phép
kiem soat cảm xúc
Dạy con 7 quy tắc kiểm soát cảm xúc
khi bị lạc ở nơi đông người
Dạy con kỹ năng khi bị lạc ở nơi đông người

Bình luận