Phải công nhận 1 điều rằng, tã bỉm là 1 phát minh tuyệt vời giúp các mẹ sữa đỡ vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên nó lại khiến các thiên thần mong manh của chúng ta dễ bị bệnh lý hăm tã.
Hăm tã là gì?
Đây là hiện tượng bệnh lý mà những vùng da quanh mông và phần kín của bé bị đỏ rát, bóng, mẩn ngứa với các mụn nhỏ li ti… làm bé cực kỳ khó chịu và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên. Có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu, phân của bé đọng lại quá lâu. Ngoài ra còn do dị ứng thực phẩm, tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm, bé bị tiêu chảy hoặc do dùng phấn rôm.
Phòng ngừa hăm tã cho trẻ
- Để tránh bị hăm, cần thường xuyên thay tã (bỉm) cho bé.
- Vệ sinh dùng kín cho bé nhẹ nhàng, sạch sẽ đồng thời chỉ mặc tã mới khi mông và vùng kín của bé được khô hoàn toàn.
- Nên chọn tã (bỉm) vừa vặn với bé, không quá rộng cũng không quá chặt khiến vùng da bé bị cọ xát.
- Có thể thoa kem chống hăm này sau mỗi lần thay tã.
- Thỉnh thoảng nên để bé được “thả rông” để thoáng khí.
Điều trị hăm tã cho trẻ
Nếu bé đã đang bị hăm tã thì bố mẹ cần điều trị càng nhanh càng tốt để tránh biến chứng nặng hơn, bằng cách:
- Thay tã (bỉm) bẩn thường xuyên để da bé tránh bị ẩm quá mức.
- Nhẹ nhàng làm sạch vùng da bị mẩn đỏ của bé, chờ khô hẳn mới mặc bỉm mới.
- Bôi 1 lớp kem dày chống hăm, nhưng nên bôi nhẹ nhàng, Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem.
- Nên để bé da mong bé tiếp xúc với không khí nhiều nhất có thể. Để bé cảm tháy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé.