Home > Gia Đình > Bảo Vệ Trẻ > Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho trẻ mắc Covid-19

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho trẻ mắc Covid-19

tre f0

Hiện nay số F0 trẻ em đang tăng nhanh mỗi ngày. Các trường hợp bệnh nhi không có dấu hiệu nguy cơ sẽ được xem xét cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về chăm sóc Covid-19 tại nhà cho trẻ là thực sự cấp bách cho các bố mẹ. Bài viết này sẽ chia sẻ hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho trẻ mắc Covid-19 từ Bộ Y Tế, để các gia đình nắm được và thực hiện.

Đồ dùng cần thiết để chăm sóc trẻ mắc Covid019 tại nhà

Các vật dụng, thuốc cần thiết, gia đình cần chuẩn bị để chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà.,

Về vật dụng gồm:

  • Nhiệt kế;
  • Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có)
  • Khẩu trang y tế
  • Phương tiện vệ sinh tay
  • Vật dụng cá nhân cần thiết
  • Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
  • Thuốc điều trị tại nhà gồm:
  • Thuốc hạ sốt: paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày).
    • Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
    • Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày.
    • Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
    • Thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, đủ sử dụng trong 01-02 tuần)

Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc COVID-19

  • Đối với trẻ dưới 5 tuổi

Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.

Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

1. Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật

2. Sốt cao liên tục >39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h

3. Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:

– Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút;

– Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; – Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.

4. Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…

5. Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít…

6. Tím tái

7. SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)

8. Nôn mọi thứ

9. Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được

10. Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

  • Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên

Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.

Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

1. Cảm giác khó thở.

2. Ho thành cơn không dứt

3. Không ăn/uống được

4. Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ

5. Nôn mọi thứ

6. Đau tức ngực

7. Tiêu chảy

8. Trẻ mệt, không chịu chơi

9. SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2 )

10. Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút

11. Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn…

12. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

Bạn cũng có thể thích
van de tam ly
Trẻ em ngày xưa bị đánh đòn, la mắng vẫn ít gặp vấn đề tâm lý, tại sao?
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết ở trẻ
day con tieng anh tai nha
Cách bắt đầu dạy tiếng Anh tại nhà cho con
trẻ bị đái dầm
Trẻ bị đái dầm và cách điều trị

Bình luận

xnxx indian