Home > Nuôi Dạy Con > Dạy Con > Mẹo từ chối những đòi hỏi của trẻ

Mẹo từ chối những đòi hỏi của trẻ

mẹo từ chối đòi hỏi của trẻ

Con tôi luôn đòi mua bất cứ thứ gì mà nó nhìn thấy, kẹo đồ chơi… thậm chí cả những thứ không thể sử dụng và không phù hợp. Làm cách nào để tôi có thể dừng việc ăn vạ đòi hỏi của con, và tránh nuôi dạy 1 đứa trẻ ích kỷ? Bài viết này sẽ mang đến 6 mẹo để các bố mẹ có thể từ chối những đòi hỏi của trẻ mà không gây ra một cuộc chiến sau đó.

Nói Không không phải lúc nào cũng dễ dàng – bố mẹ nào mà chẳng muốn nhìn thấy những nụ cười của con, đặc biệt là khi chính bạn khiến trẻ cười khi thỏa mãn mong ước của chúng. Tuy nhiên việc luôn luôn đồng ý với mọi yêu cầu của con, có thể khiến con bạn trẻ thành 1 đứa trẻ tham lam và ích kỷ. Vì vậy, các bố mẹ hãy học cách nói Không đơn giản và hiệu quả.

Đưa ra lý do của bạn trước. Nếu bạn đã quyết định từ chối yêu cầu của con hãy đưa ra lý do của bạn trước. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được quyết định của bạn. Dù trẻ cảm thấy thất vọng vì bạn đã nói Không, thì chúng vẫn có thể hiểu được lý do.
VD: Hiện tại chúng ta không có thời gian để chơi đu quay. Chúng ta sẽ làm việc này vào lần sau nhé!

Nhất quán là chìa khóa. Nếu bạn thay đổi quyết định. Trẻ sẽ hiểu rằng lời nói Không chưa phải là kết quả cuối cùng. Trẻ sẽ tiếp tục đòi hỏi và mè nheo ở những lần sau. Và nếu sau 1 thời gian giằng co mà bạn nhượng bộ và vẫn chấp nhận chiều theo ý trẻ, thì trẻ sẽ học được đây là cách để có được điều mình muốn. Bạn đã thất bại rồi!

Cung cấp 1 cái gì đó khác nếu có thể. Hãy di dời sự chú ý của trẻ sang một thứ khác. Với cách này thì bố mẹ cần thêm vào sự khéo léo để dẫn dắt câu chuyện đi xa khỏi chủ đề hiện tại. Những thứ khác mà đủ lôi kéo sự hứng thú của trẻ ví dụ như đồ chơi, đồ ăn, hoặc một trò chơi nào khác. Xem trên kênh Jay Family để khám phá các ý tưởng đồ chơi tuyệt vời để làm cùng bé.

VD: Mẹ không thể mua cho con cái này vì nó quá đắt. Chúng ta hãy về nhà và tự làm đồ chơi của chúng ta đi.

Đưa cho trẻ những câu trả lời mang tính xây dựng. Nếu con chấp nhận câu trả lời Không, thì bố mẹ hãy khen ngợi. VD: Mẹ thực sự thích cách con nói Vâng khi mẹ từ chối mua đồ kia cho con. Mẹ rất vui khi con đồng ý với ý kiến của mẹ là mình sẽ không mua đồ chơi đó.

Hạn chế phải nói Không với trẻ

Thương lượng thay vì nói Không: Nhưng chỉ khi trẻ cũng sẵn sàng để thỏa hiệp. VD: Chúng ta không thể đến công viên hôm nay, nhưng chúng ta có thể đi vào ngày mai.

Đặt ra những quy tắ cơ bản. Ví dụ trước khi đi mua sắm, hãy nói chuyện với con về lý do tại sao bạn đi. Hãy cho con biết những gì bạn mong đợi và các quy tắc bạn muốn trẻ tuân theo. Nếu chuẩn bị trước và trẻ đồng ý thì bạn sẽ hạn chế phải nói Không với trẻ.

VD: Chúng ta đi siêu thị để mua thức ăn, và sẽ không mua bất cứ đồ chơi gì cả nhé. Nếu con đồng ý thì mẹ sẽ cho con cùng đi.

Việc nuôi dạy một đứa trẻ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Hy vọng với các mẹo từ chối những đòi hỏi của trẻ ở bài viết này sẽ giúp các bố mẹ có thể giải quyết được việc đòi hỏi của con trẻ. Chúng mình rất vui nếu nhận được những bình luận hay câu hỏi về chủ đề này ở bên dưới bài viết.

Bạn cũng có thể thích
gao nhuộm
Đồ chơi vận động tinh cho bé từ gạo nhuộm
dung dich thổi bong bóng
Bật mí công thức pha dung dịch thổi bong bóng an toàn cho bé
tap-xe-truot-scooter
Tập cho bé đi xe trượt Scooter
tre-thong-minh-hon
4 điều nên khuyến khích trẻ làm để thông minh hơn

Bình luận

xnxx indian